![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Kiến thức Văn học | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
Trang of 32 Tiếp >> |
Tác giả | Nội dung | |||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() Ngày gửi: 02 Sep 2010 lúc 7:56pm |
|||
|
||||
![]() |
||||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Kết cấu nghệ thuật của bài thơ “LÁ DIÊU BÔNG” Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng Chị thẩn thơ đi tìm Đồng chiều Cuống giạ Chị bảo - Đứa nào tìm được lá Diêu Bông Từ nay ta gọi là chồng Hai ngày em tìm thấy lá Chị chau mày - Đâu phải lá Diêu Bông Mùa đông sau em tìm thấy lá Chị lắc đầu trông nắng vãn bên sông Ngày cưới chị Em tìm thấy lá Chị cười xe chỉ ấm trôn kim Chị ba con Em tìm thấy lá Xòe tay phủ mặt chị không nhìn Từ buổi ấy Em cầm chiếc lá Đi đầu non cuối bể Gió quê vi vút gọi Diêu Bông hỡi!... … ới Diêu Bông!... Hoàng Cầm (Rút trong tập “Mưa Thuận Thành”) Bố cục bài thơ khá đơn giản: chị đi tìm. Em đi tìm.. Kết cấu nghệ thuật xem ra lại độc đáo. Giữa hai cuộc tìm luôn ẩn hiện một chiếc lá Diêu Bông. Hư ảo và hiện thực. Cũng là một cái cớ, mà cớ chị là để chối từ, với em lại là để bươn tới. Duyên dáng và kiêu sa với nếp váy Đình Bảng buông chùng cửa võng. Cô gái Kinh Bắc được gọi bằng “chị” ấy thẩn thơ tìm gì? Còn có gì khác hơn là tình yêu, hạnh phúc mà tụ lại là hình bóng người tình lý tưởng của mình! Với chị, đó là cái đẹp cần hướng tới. Tiếc thay, trước mắt chị chỉ là Đồng chiều – Cuống giạ, một khoảng hư không trống vắng, vô vọng. Rồi chị thách: “Đứa nào tìm được lá Diêu Bông. Từ nay ta gọi là chồng”. Chị gọi là đứa, chị xưng là ta! Chị chối từ hay đùa cợt? Nhận lời thách hoang tưởng ấy, lá Diêu Bông khác nào “Voi chín ngà… gà chín cựa, ngựa chín hồng mao…” Sơn Tinh là thần, Sơn Tinh tìm được, đứa kia là người, thậm chí một chú “chíp hôi”, làm sao mà tìm nổi! Thế là cuộc tìm kiếm của em chính thức bắt đầu, lẳng lặng mà ráo riết, mà bền bỉ dẻo dai. Bởi vì, người đẹp lý tưởng của em chính là chị! Bi kịch cũng bắt đầu từ đó. Giữa chị và em có một bức tường trong suốt, lạnh lùng. Hiển hiện đó thôi mà quá tầm tay với. Mặc lòng, đã là khát vọng em chấp nhận mọi giá trị để vươn tới, vươn tới cùng. Chiếc “diêu lá” chị nêu ra tưởng để chối từ một cách chắc ăn nhất, lại là cơ may cho em có để tiếp cận chị một cách “hợp pháp” nhất. Từ sốt sắng, “hai ngày sau” đến tái hồi “mùa đông sau” từ oái oăm “ngày cưới chị” đến tàn tạ héo mòn “chị ba con”, em vẫn đeo đuổi, bám riết. Chị “chau mày” kháo khỉnh, chị “lắc đầu” thờ ơ, chị “cười” quay lưng an phận, chị “xòe tay phủ mặt” ai điếu khâm niệm thời son trẻ của mình… mặc, không gì dừng được tình cảm em tha thiết chị. “Đành lòng vậy, cầm lòng vậy?” như khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan, nó không hề tan trong những chiều Diêu Bông, nó sẽ nhập hồn vào gió quê mà cất lên cái tiếng kêu bạt gió u ẩn của mình… Khối tình ấy, cũng đã quặn lên trong một bài thơ khác, bài “Quả vườn ổi”: Lẻo đẻo em đi vườn mai sau Cúi nhặt chiều mưa dăm quả rụng Ai đã nói “chờ đợi là một điều khủng khiếp, nhưng không có gì để chờ đợi lại càng khủng khiếp hơn ngàn vạn lần”. Người em gần như linh nghiệm với vế thứ nhất, còn chị, oái oăm thay đã vận vào vế thứ hai. Chị cũng tìm, mà cuộc kiếm tìm của chị mấy ai ngó ngàng. Chỉ có nỗi đau nhói lòng – Nỗi đau không cất nổi thành lời như em. Chị như con chim tắt tiếng, chỉ biết “cau mày”, “lắc đầu”, “phủ mặt”. Chị làm gì có cái để chờ đợi, hướng tới! Đến tuổi thì chị đành đến với một người chị gọi là chồng và tìm lấy những niềm vui “chỉ ấm trôn kim”, thế thôi. Em cầm chiếc lá xoay quanh chị, với em là mảnh hy vọng, với chị là dao cứa lòng. Một bi kịch ngược chiều! “Xòe tay che mặt chị không nhìn” phải chăng là một cách trốn chạy thực tế; là sự đau xót đến tận cùng của thân phận… Kiếm tìm hay đuổi bắt, kẻ càng đến gần người càng lùi xa… Mỗi đời người đều hướng tới người lý tưởng, có người không tìm thấy, có người đã thấy nhưng dường như số phận không dành cho mình. Đau nhất là, do một ngẫu nhiên mù quáng nào đó của định mệnh, hai người kia lại bị ghép thành một cặp!... Cuộc kiếm tìm, đuổi bắt sẽ vĩnh viễn đau thương! Có phải đó là một lý do khiến “Lá Diêu Bông” cứ khắc khoải xanh nơi đáy lòng của mỗi người đã từng yêu dấu, từng kỳ vọng khát khao |
||||
![]() |
||||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() |
|||
|
||||
![]() |
||||
ThuyTien
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 17 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 263 |
![]() ![]() ![]() |
|||
CHIỀU HÔM NHỚ NHÀ
Bà Huyện Thanh Quan “ Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia” ( Qua đèo Ngang) “ Nhớ nước” – “ Thương nhà” là hai dòng tình cảm sâu sắc của Bà Huyện Thanh Quan. “ Nhớ nước”, bà có bài thơ “ Thăng Long thành hoài cổ”, “ Thương nhà”, bà có bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”. Dưới triều Tự Đức, bà được mời về kinh nhậm chức Cung trung giáo tập để dạy các công chúa, cung phi. Sống trong cung đình, nhưng bà tự coi mình như kẻ “ lữ thứ”, tấm lòng của bà luôn luôn hướng về chốn “ Chương Đài”. Tâm sự thương nhà của bà được diễn tả một cách tài hoa trong bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà”: “ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn Gác mái, ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn. Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi, Dặm liễu sương sa khách bước dồn, Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” Bà Huyện Thanh Quan đã chọn luật bằng vần bằng cho bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà” ( Bài “ Thăng Long thành hoài cổ” là luật trắc vần bằng) hợp với điệu hoài cảm của tâm hồn thi nhân. Mở đầu bài thơ là hình ảnh buổi hoàng hôn với điệu nhạc chiều êm ái, thổn thức: “ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn Tiếng ốc xa đưa vẳng trống dồn” Trong cả ba bài thơ nổi tiếng, bà Huyện Thanh Quan đều nói đến chiều tà. “Bước tới đèo Ngang bóng xế tà” ( Qua đèo Ngang ) “ Nền cũ lâu đài bóng tịch dương” ( Thăng Long thành hoài cổ ) “ Chiều trời bảng lảng bóng hoàng hôn” Từ “ bảng lảng ” tả ánh sáng buổi hoàng hôn thật là đặc sắc. Cảm nhận về ánh sáng như vậy thật là thi sĩ. “ Bảng lảng” là ánh nắng đã nhạt, loãng, yếu ớt của buổi chiều tàn. Ánh nắng hạ xuống thì nhạc chiều nổi lên . Điệu nhạc trầm buồn của “ tiếng ốc” từ xa đưa lại , tiếng trống cũng xa, chỉ nghe văng vẳng nhưng dồn dập thổn thức. Cái tôi trữ tình của thi nhân lặng phía sau hình ảnh và âm thanh . Cái gì nữ sĩ nhìn thấy , gần gũi thì nhạt nhòa, tàn phai. Nữ sĩ lắng nghe, đón nhận những âm thanh vang từ xa, cho nên khúc nhạc chiều trầm buồn đó cũng là khúc nhạc lòng của thi nhân. Nhà thơ mở rộng không gian của buổi hoàng hôn, trở về với những hình ảnh gần gũi thân quen của những người lao động: “ Gác mái , ngư ông về viễn phố Gõ sừng, mục tử lại cô thôn” Bà Huyện Thanh Quan vẫn không thoát khỏi những đề tài “ ngư , tiều, canh, mục” quen thuộc trong thơ cổ điển . Nhưng bà vẫn có sáng tạo riêng. Bà chỉ chọn hai nhân vật cho buổi “ chiều hôm” là “ ngư ông” và “ mục tử”. Nét linh hoạt của câu thơ là ở những cử chỉ của nhân vật. Hai cử chỉ nghịch nhau mà lại cùng diễn tả một ý tưởng . “ Gác mái” là ngư ông nghỉ ngơi, đảo vị ngữ “ Gác mái” càng nhấn mạnh sự nghỉ ngơi thư thái của ngư ông. “ Gõ sừng” cũng được đảo ra phía trước để nhấn mạnh cử động của mục tử ( người chăn trâu ) nhưng là cử động trở về, nghỉ ngơi. Nhưng cả ngư ông và mục tử trên đường trở về đều có khoảng cách “ ngư ông về viễn phố”, ngư ông về bến xa, “ mục tử lại cô thôn”, người chăn trâu về xóm lẻ loi. Khoảng cách ấy cũng là khoảng cách trong lòng thi nhân với quê hương xứ sở của mình, thành ra có ba con người , ngư ông, mục tử và nữ sĩ chẳng gắn bó gì với nhau cả lại cùng giống nhau ở một điểm là chiều hôm, mỗi người đều hướng về nơi chốn thân yêu của mình. Tóm lại, hai câu thực đã thể hiện một cách tài hoa chủ đề “ chiều hôm nhớ nhà”. Chuyển sang hai câu luận, không gian thơ được mở lên chiều cao với những hoạt động của thiên nhiên trong buổi “ chiều hôm”: “ Ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi Dặm liễu sương sa khách bước dồn” Hình ảnh thật đẹp , thật gợi cảm. Nhà thơ đã chọn được những tín hiệu thẩm mĩ có khả năng diễn tả tâm tình của thi nhân. Hình ảnh “ ngàn mai gió cuốn” vừa rộng lớn, thoáng , vừa sôi động. Rừng mơ bạt ngàn càng thấy sự lẻ loi đơn chiếc của thi nhân , hình ảnh “ gió cuốn” gợi sự xao động bên trong của nữ sĩ . Hình ảnh cánh chim chiều “ bay mỏi” cũng gợi tâm trạng của thi nhân.Làm sao giữa không gian bạt ngàn của rừng mai mà nhận ra “ chim bay mỏi”? Phải có con mắt rất tinh, nhưng như thế vẫn chưa đủ, phải là con mắt của tấm lòng. Còn “ dặm liễu” thì thơ mộng mà “ dặm liễu sương sa” thì vừa thơ mộng vừa lạnh lẽo. Cái lạnh của sương chiều đã thúc bước chân của người đi đường “ khách bước dồn”. Cái hay của hai câu luận là không gian được mở ra với những hình ảnh đẹp, thơ mộng, gợi cảm và chủ đề “ Chiều hôm nhớ nhà” cũng mở ra đến chiều sâu thẳm. Chỉ tiếc là từ “ dồn” ( bước dồn) trong câu luận đã lặp lại từ “ dồn” ( trống dồn) trong câu thừa đề khiến cho bài thơ nghèo đi một chút. Dòng tình cảm ngầm chảy suốt qua các hình ảnh và nhạc điệu đến đây lộ ra tha thiết, nồng nàn: “ Kẻ chốn Chương Đài, người lữ thứ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” Nữ sĩ dùng những từ phiếm chỉ như “ kẻ”, “người”, “ai” vừa thuận với thi pháp “ phi ngã” ( không có cái tôi) thời bấy giờ mà cũng vừa hợp với tâm tình của thi nhân , tha thiết nhưng không ủy mị( người trí mà!), nồng nàn nhưng vẫn e ấp. “ Kẻ chốn Chương Đài” là tác giả dùng điển cố. Xưa có người gửi thư về cho vợ là Liễu Thị hỏi : “ Cây liễu Chương Đài xanh xanh trước kia nay còn không?”. Và từ đó “ Chương Đài” thành ước lệ quê nhà trong văn chương . “ Kẻ chốn Chương Đài , người lữ thứ” là kẻ ở quê nhà, người ở quán trọ ( lữ thứ ) xa xôi cách trở. Nữ sĩ dùng chữ “ lữ thứ “ thật bất ngờ. Bà đang dạy học cho các công chúa và cung phi trong cung vua, còn đâu hoa lệ và sang trọng hơn?. Vậy mà nữ sĩ coi đấy cũng chẳng qua là quán trọ. Tác giả dùng từ Hán Việt “ lữ thứ ” phần nào trung hòa được tinh thần ngạo mạn của bà. Cho nên trong sâu thẳm tình cảm nhớ nhà của bà là tình nhớ nước. Bà chẳng tha thiết, chẳng gắn bó gì với triều đại đương thời, nữ sĩ cảm thấy như bị lưu đày nơi đất khách quê người. Và câu hỏi tu từ “ Lấy ai mà kể nỗi hàn ôn?” càng trào dâng lên nỗi nhớ nhà của kẻ “lữ thứ”. Bài thơ “ Chiều hôm nhớ nhà” được Bà Huyện Thanh Quan viết theo bút pháp tả cảnh gợi tình quen thuộc trong thơ cổ điển. Từng hình ảnh , từng âm thanh đều gợi đến tâm trạng nhớ nhà của nữ sĩ. Nỗi nhớ nhà của nữ sĩ thật là thâm trầm, sâu sắc, nhân bản. Trong quan hệ xã hội, bà không được chia sẻ, sống với một triều đại mà bà chỉ hướng về ánh hào quang của quá khứ, “ một mảnh tình riêng ta với ta “ ( Qua Đèo Ngang ) nên bà dồn tình cảm nhớ thương cho gia đình , cho những người thân yêu. Trước tình trạng lỏng lẻo của những mối quan hệ gia đình hiện nay thì một tiếng thơ ( cũng là tiếng lòng ) của Bà Huyện Thanh Quan cũng có giá trị tinh thần nhân bản, cao quý của gia đình. (Sưu tầm) |
||||
![]() |
||||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Bình bài “ thơ tình cuối mùa thu”
Có những thứ đi qua cuộc đời, nhẹ nhàng và bình yên, không dấu vết, không mảy may kỷ niệm. Có những điều đi qua cuộc đời để lại những dấu ấn thật đậm nét. Nhớ về những điều đó là nhớ về cả một quãng ngọt ngào nhất của cuộc đời. Bởi thế nên nó được ta gìn giữ như báu vật, ta nâng niu, trân trọng như chính cuộc đời ta. “Thơ tình cuối mùa thu” của Xuân Quỳnh chính là nơi cất giữ những kỷ niệm như thế - Tình yêu mãnh liệt và thủy chung của người phụ nữ đa cảm, đa tình.
Tại sao nhà thơ lại chọn thời điểm cuối mùa thu? Và tại sao cứ phải là “Thơ tình cuối mùa thu”? Phải chăng vì mùa thu là mùa đẹp nhất trong năm. Và tình yêu trong mùa thu cũng đẹp nên thơ và lãng mạn như chính cái mùa quyến rũ ấy. Cho nên sang mùa đông thì tất cả sẽ qua đi, tất cả sẽ “theo mùa đi mãi”, lá sẽ về rừng, dòng nước sẽ trôi ra biển cả. Cho nên thơ tình làm vào độ cuối thu thì cảm xúc càng có dịp thăng hoa.
Cái sắc thái cuối thu trong bài thơ đã có những dự cảm rất tinh tế của tâm hồn người phụ nữ. Đọc thơ Xuân Quỳnh ta luôn bắt gặp song hành bên cạnh một tình yêu thủy chung và bỏng cháy là những dự cảm và lo âu. Tuy chỉ tả cảnh thôi nhưng âm điệu thơ cứ man mác những lo âu:
Trong cái làn gió heo may thổi xao động ấy còn có cả sự xao động trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Mới cuối thu mà tất cả dường như đã có sự thay đổi. Liệu mùa thay đổi rồi “lòng anh có đổi thay”? Đấy phải chăng chính là dự cảm trong tâm hồn của người phụ nữ có niềm yêu mãnh liệt và đa cảm ấy! Tôi thích nhất trong bài thơ những câu thơ này:
Bốn câu thơ có thể hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là tình yêu đã trọn vẹn, đã cập bến bờ hạnh phúc – một hạnh phúc phải trải qua những gió bão và thác lũ cuộc đời cho nên nó càng có ý nghĩa.
Nhưng tôi thích cách lập luận thứ hai hơn. Đó là cách hiểu tình yêu đã trôi qua, tất cả bây giờ được nhìn trong tương quan quá khứ - hiện tại. Từ cách hiểu có vẻ vô lý này ta có thêm một cách định nghĩa về tình yêu: Tình yêu muốn đạt được hạnh phúc cần phải trải qua những bão tố của cuộc đời và của cả lòng người nữa. Bởi có trải qua gió bão thì hạnh phúc đạt được mới thật sự trọn vẹn. Tình yêu trôi qua trong yên bình, lặng lẽ sẽ rất khó cấu thành hạnh phúc. Chính vì thế mà khi nói “Đã yên mùa gió bão… Đã yên ngày thác lũ” nghĩa là tình yêu đã qua đi, tất cả bây giờ trở về bình lặng. Có lẽ vì thế mà khi phổ nhạc bài thơ này, nhạc sỹ Thuận Yến để bốn câu thơ này với âm hưởng trầm buồn, xót xa như một sự tiếc nuối. Tình yêu đã lùi vào quá khứ không có nghĩa là tình yêu đã vụt tan. Điều đó trong “Thơ tình cuối mùa thu” càng được khẳng định bởi điệp ngữ: “Chỉ còn anh và em/ Cùng tình yêu ở lại”. Dù thời gian trôi đi đồng nghĩa với tất cả trở thành quá khứ, nhưng không vì thế mà tình yêu cũng tan vào dĩ vãng. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh là một tình yêu mãnh liệt và thủy chung, nồng nàn và da diết. Cho nên dù tình yêu đã trở thành một miền dĩ vãng thì những dư âm của nó cũng sẽ còn mãi trong tâm hồn người con gái thủy chung. Khổ thơ cuối điệp lại một lần nữa như khẳng định lại sự bền vững của tình yêu:
Hai câu thơ cuối bài thơ vang lên như một tiếng reo. Bài thơ dừng lại ở đấy. Tưởng như là đột ngột. Tưởng như là hụt hẫng. Nhưng không! Cái tiếng reo vui ấy kết lại bài thơ chính là khẳng định sự vĩnh cửu của tình yêu. Tình yêu đã được tiếp nối giữa các thế hệ. Có thể thế hệ của “anh” và “em” đã qua đi, “tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại” nhưng có bao đôi trẻ yêu nhau sẽ gắn bó thủy chung và sắt son qua những mùa thu mới, những vùng heo may mới, tiếp nối tình yêu của anh và em… Hai câu kết thúc bài thơ tạo ra hai giá trị vĩnh cửu của tình yêu. Giá trị riêng và giá trị chung. Giá trị riêng chính là tình yêu của anh và em, dù có thể đã lùi vào quá khứ nhưng những gì anh giành cho em và em giành cho anh sẽ còn mãi qua những mùa thu. Giá trị chung là tình yêu của biết bao thế hệ , biết bao đôi lứa yêu nhau sẽ còn mãi. Tình yêu trên trái đất này là bất diệt. Giá trị nhân văn của bài thơ này bất diệt là ở chỗ đó. Sửa bởi Hoangtube - 10 Nov 2011 lúc 7:51pm |
||||
![]() |
||||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Bình “ Lơì kỹ nư” của Xuân Diêụ Trần Trung
Đi suốt bài thơ là tiếng lòng thiết tha đến thổn thức của người kỹ nữ - nhân vật trữ tình trong thi phẩm đặc sắc và ám ảnh thân phận con người của nhà thơ lãng mạn Xuân Diệu.
Tự cổ xưa, tới tận bây giờ, người đời vẫn định kiến tới nghiệt ngã với những phụ nữ bán thân. Thế mà, trong con mắt của thi nhân lãng mạn rất đỗi ưu ái và bao dung, lại có cách nhận diện ra thế giới tâm tình của người phụ nữ mà thiên hạ vẫn rẻ rúng trong cách nhìn. Xuân Diệu đã thốt lên lời kỹ nữ, đọc thấu tiếng lòng của cô trong thiết tha níu kéo khách làng chơi trong khoảnh khắc lìa xa:
“Khách ngồi lại cùng em trong chốc nữa; Vội vàng chi, trăng lạnh quá, khách ơi!”
Níu kéo để giữ lại trong giao cảm, ái ân, người kỹ nữ trong thơ Xuân Diệu viện tới miền sáng trăng rằm mà ông Giời đang mở “yến tiệc sáng trên trời”. Sự chào mời của thiên tạo cũng đồng hòa với tiếng lòng chào mời, dâng hiến hết mình của người tình thiết tha: “Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”.
Người kỹ nữ thoắt thành công nương và khách làng chơi trở thành hoàng tử. Xuân Diệu táo bạo hết mình và cũng nhân ái thật lòng. Sao nỡ dứt tình trước sự dâng hiến của “tay em đây”; của “tóc xanh tốt”, rồi nữa “đây rượu nồng! và hồn của em đây”…
Sự hết mình thành thực của một con người với một con người cụ thể mang tất cả sự trọn vẹn vật chất có thể cùng sự tận lòng dâng hiến. Sao mà nỡ dứt cho đặng!
-“ Đêm nay rằm: yến tiệc sáng trên trời; Khách không ở, lòng em cô độc quá! Khách ngồi lại cùng em! Đây gối lả, Tay em đây mời khách ngả đầu say; Đây rượu nồng. Và hồn của em đây, Em cung kính đặt dưới chân hoàng tử”. -“ Chớ để riêng em phải gặp lòng em; Tay ái ân du khách hãy làm rèm, Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng”.
Vượt lên sự đọa lạc vật chất tầm thường, dung tục, những lời thơ đa cảm và bao dung của Xuân Diệu như đang hướng tới vẻ đẹp sáng trong, thánh thiện của thiên nhiên và tình người. Nhà thơ như đang khoan thai giãi bày lòng mình theo bước đi của vẻ huyền diệu trăng rằm. Bởi trăng và gió như đang mơ về cõi mơ xa:
“Trăng về viễn xứ. Đi khoan thai trên ngự đỉnh trời tròn. Gió theo trăng từ biển thổi qua non”
Thơ tình khát khao của Xuân Diệu thường sóng hòa và đồng hành với nỗi cô đơn có thực tự hồn thi sỹ. Và, nhà thơ lãng mạn giàu yêu thương như lại đọc tiếp được tiếng nói, tiếng lòng của người kỹ nữ - “lòng kỹ nữ cũng sầu như biển lớn”…
Bao nhiêu là thảng thốt, khi cô đơn của thân phận ập tới, dâng đầy hồn kỹ nữ. Đó là kiếp giang hồ vô định – “trôi phiêu diêu không vọng bến hay gành”; là niềm khao khát bỏng cháy mong tìm được cuộc tình yên ổn, bằng an mà vẫn không tìm nổi “giây tình vướng víu”!
“Lời kỹ nữ đã vỡ vì nước mắt”! Làm sao mà không òa vỡ thành nước mắt; không vỡ thành niềm đau trống trải và hụt hẫng. Bởi, lòng kỹ nữ không được sưởi ấm bằng ngọn lửa hồi âm. Cảm giác ớn lạnh, băng giá đang vây bủa. Thơ Xuân Diệu là sự huy động tối đa và hết mình cho mọi giác quan có thể vào thơ. Xuân Diệu diễn tả nước mắt cô đơn tới đỉnh điểm của “Lời kỹ nữ”. Lời than cùng tiếng lòng chới với như tiếng kêu cứu:
“Xao xác tiếng gà. Trăng ngà lạnh buốt. Mắt run mờ, kỹ nữ thấy sông trôi. Du khách đi. Du khách đã đi rồi”.
Xuân Diệu đã hóa thân, đã mượn lời kỹ nữ để phát ngôn cho cảm quan của lòng mình về con người; về những thân kiếp tưởng như tan hòa vào đọa lạc mà vẫn khát cháy sự gặp gỡ và tình yêu thương thành thực. Có lẽ vẻ đẹp và vóc dáng nhân văn của “Lời kỹ nữ” của Xuân Diệu chính là ở tiếng lòng thiết tha và khao khát ấy!
Sửa bởi Butsap - 10 Oct 2011 lúc 11:02pm |
||||
![]() |
||||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() |
|||
KHẮC
KHOẢI |
||||
![]() |
||||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() |
|||
BÌNH BÀI THƠ KHẮC KHOẢI CỦA THUỶ HƯỚNG DƯƠNG Nhưng tình yêu thì thật là quý và thật là đắt. Điều này thì ai mà chẳng biết, bởi chúng ta ai chẳng đánh đổi cả cuộc đời mình để dành cho tình yêu. Chính vì vậy, đọc bài thơ Khắc khoải của Thủy Hướng Dương ta mới thấy hết được Tình yêu đối với người con gái nó sâu nặng và đáng quý biết nhường nào. Vì tình yêu mà cuộc sống của họ chừng như mất thăng bằng, bị đảo lộn, bị chênh chao, nhiều khi sống trong trạng thái bồn chồn, phấp phỏng. 'Nhớ ai bổi hổi, bồi hồi Người con gái trong thơ Thủy Hướng Dương cũng vậy: Khắc khoải sống, khắc khoải yêu Khắc khoải yêu, một tình yêu cháy bỏng. Ai cũng biết rằng, nếu tình yêu trôi đi bình lặng, thì ngọn lửa tình yêu nó chỉ cháy âm ỉ trong lòng. Không mãnh liệt, không ào ạt, không dư âm và không nhiều kỷ niệm. Nhưng nếu tình yêu có nhiều trắc trở, có nhiều xa cách, có nhiều nghĩ suy, day dứt đến nỗi lúc nào ta cũng phải “khắc khoải” để “có nhau” như vậy thì chẳng khác nào như ngọn lửa luôn luôn được gió thổi bùng lên và Tình yêu sẽ trở nên cháy bỏng và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Nửa đời tóc đã ngả màu Đến nửa chặng đường đời, tóc đã ngả màu sương gió, gặp bao nhiêu trái ngang và đau khổ, tình yêu ấy vẫn còn khao khát, vẫn còn khắc khoải thì phải nói rằng tình yêu ấy mãnh liệt, bền chắc, tươi mới và đáng quý biết nhường nào. Bấy lâu ngẫm thấy tiếng yêu Người con gái trước tình yêu, trái tim non trẻ thơ ngây cứ ngỡ rằng tình yêu thật giản đơn, trong trắng, dễ dàng với tới được và nó sẽ mang cho mình một niềm sung sướng đơn thuần như cây non đang trời khô hạn gặp mưa, như con người đang trời nắng oi được cơn gió thoảng. Thế nhưng, Tình yêu là là một đỉnh núi cao, đường lên chót vót, có nhiều chông gai cạm bẫy của cuộc đời. Em gần gũi, em xa xôi Ở đây, người con gái chập chững bước vào Tình yêu cũng vậy. Tưởng chừng như chỉ giản đơn thôi, ai ngờ nó đầy gai góc và thật dài. Chính vì vậy, đòi hỏi con người ta, đến với Tình yêu, lúc nào cũng phải gắng sức, lúc nào cũng phải tự làm mới mình, lúc nào cũng cần phải vươn tới. Còn bao lâu đến thiên thai? Sao mà ta thấy người con gái lại cô đơn và buồn đến thế. Mới có nửa chặng đường, mới có mái tóc pha màu thôi, đang đi tới Tình yêu hoàn hảo mà tưởng tượng rằng tới cõi Thiên thai, người con gái đã cảm thấy sức nặng của cuộc đời trĩu trên hai vai gầy guộc, liễu yếu đào tơ. Hay là Tình yêu trong tâm hồn em lớn lao quá, chiếm hết cả mọi suy tư, sức lực của đời mình. Cho em khắc khoải đêm tàn Em gái ơi! Phải thế chứ. Đêm sẽ dần tàn đi, vần thơ thức dậy và một ngày mới bắt đầu. Ta sẽ viết lên một vần thơ tươi mới, cho một ngày mơíi, và nhóm lên ngọn lửa mới, ngọn lửa Tình yêu mà cả đời em, cả đêm lẫn ngày, em khắc khoải bồi hồi. Tình yêu sẽ đến chói ngời như ánh nắng bình minh. Em ùa ra, đón nhận nó, em dang tay ôm nó vào lòng. Sửa bởi Butsap - 10 Oct 2011 lúc 11:03pm |
||||
![]() |
||||
Thao nhi
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 Aug 2010 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 774 |
![]() ![]() ![]() |
|||
B×nh th¬ “mïa xu©n chÝn” - Hµn mÆc tö
Mùa xuân – qua nét phóng bút tài hoa của Hàn Mặc Tử, bỗng trở nên duyên dáng và có sức cuốn hút lạ thường. Xuân như thiếu nữ mơn mởn đào tơ, tràn căng sức sống, song xuân không hiện lên rõ nét mà cứ huyền ảo, như thực như hư. Không thể chỉ đọc từng câu từng chữ mà cảm được bài thơ. Cần cảm thụ quyện hòa từng luồng cảm giác.
Mở đầu bài thơ là một khung cảnh được từ từ hé mở. Không gian tươi mát, rõ ràng. Thi sĩ rắc màu lên từng cảnh sắc. Lấm tấm vàng của mái tranh, biếc xanh giàn thiên lý. Chợt nghe như sự sống bừng dậy, bỡn cợt, gợi tình. Câu thơ chuyển mạch rất nhanh với cách ngắt nhịp tài tình “bóng xuân sang”. Cảnh mới thực bỗng thoắt trở nên mơ hồ. Bóng xuân lướt nhanh ẩn hiện làm ta ngỡ ngàng. Mùa xuân, qua con mắt thi nhân, phập phồng sức sống. Màu xanh tươi lan tỏa ngút mắt. Vút lên cao là tiếng hát tuổi xuân xanh. Màu sắc, âm thanh trộn đều tạo một không gian động, hồn nhiên thơ mộng. Tưởng chừng ta gặp hồn thơ Nguyễn Du qua vẻ đẹp: “Cỏ non xanh tận chân trời”, song ta nhận ra Hàn Mặc Tử bởi những cảm giác quẫy mạnh trong từng câu thơ, ta cảm được cái rùng mình của mùa xuân qua làn “sóng cỏ”. Thi sĩ lặng mình trước mùa xuân, chợt bâng khuâng nhủ lòng mình:
“Ngày mai trong đám xuân xanh ấy Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi”
Câu thơ lắng nỗi buồn nhẹ nhàng, man mác cái buồn cố hữu của những nhà thơ thời đó. Cái tiếc rẻ cho duyên con gái một đi không trở lại. Không giục giã, hối hả gấp gáp như Xuân Diệu “Mau với chứ, vội vàng lên với chứ – Em, em ơi tình non sắp già rồi!” nhưng với hai câu thơ này Hàn Mặc Tử đã mang tới cho người đọc những đợt sóng ngầm tình cảm gấp gáp, hối hả mà duyên dáng lạ thường.
Những âm thanh trong bài thơ chuyển động, cọ xát nóng bỏng: “vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thĩ”. Các cung bậc mùa xuân lên bổng, xuống trầm tinh nghịch, khát khao, dịu nhẹ. Những gam cảm giác Hàn Mặc Tử đưa vào thơ rất mới lạ mà lại gần gũi, quen thuộc. Thấp thoáng đâu đây khuôn “mặt chữ điền” như thơ Đường; mà lại có vẻ hồn nhiên, rụt rè của cô gái tơ mới lần đầu hò hẹn. Âm thanh, cảm giác được đẩy lên cao vút, nao nức, bâng khuâng.
Tận cùng của cảm giác là một nỗi nhớ nao lòng. Xuân chín căng, mời mọc làm nguời đi xa chạnh niềm tha hương. Hình ảnh trong nỗi nhớ sáng rực, thân thiết:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng, nắng chang chang?”
Nỗi nhớ như mùa xuân, cũng chín đỏ. Như tình người, tình quê ấm áp, đậm đà. Câu hỏi tưởng bâng quơ, sực nhớ kia chính là nỗi niềm mến thương từ lâu ủ kín, chợt mùa xuân làm thức dậy trìu mến, thiết tha.
Bài thơ của Hàn Mặc Tử đầy nhựa sống như tâm hồn của nhà thơ luôn khát khao giao cảm với đời. Với mùa xuân, Hàn Mặc Tử yêu say đắm, điên cuồng: “Tôi đã sống mãnh liệt và đầy đủ. Sống bằng tim, bằng phổi, bằng máu, bằng lệ, bằng hồn. Tôi đã phát triển hết cả cảm giác của Tình Yêu. Tôi đã vui, buồn, giận, hờn đến gần đứt sự sống” – lời của thi nhân đã được đem vào trong bao áng thơ diễm tuyệt, kết tinh hương sắc làm nên một “mùa xuân chín”.
Sửa bởi Thao nhi - 30 Oct 2011 lúc 7:50am |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
LỐI NHỎ
Có lối nhỏ chia đôi thảm cỏ
Em thả bước chán chường Có lối nhỏ gập ghềnh sỏi đá Gót chân em nện xuống dữ dằn Có lối nhỏ vương đầy cây xấu hổ Em sợ nó khép cánh Biết làm sao bây giờ Chính lối này đưa em tới anh… Dư Thị Hoàn
________________________ Trong tình yêu thường có những cái cớ. Đôi khi cái cớ ấy rất nhỏ, rất vô tình nhưng lại tạo thêm hương vị cho tình yêu. “Lối nhỏ” của Dư Thị Hoàn là một bài thơ như thế.
Có lối nhỏ chia đôi thảm cỏ
Em thả bước chán chường
Không biết lối nhỏ ấy là nguyên nhân ngăn cách sự chung đôi hay do lòng người đang có sự cách ngăn? Năm xưa cụ Nguyễn Du cũng đã từng nói “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Bởi vậy khi nhân vật trữ tình đang mang tâm trạng trong lòng thì nhìn đâu cũng thấy nhuốm một nỗi buồn trĩu nặng. Trong tình yêu có những điều thật khó lý giải. Đơn giản đấy mà lại phức tạp. Em buồn. Nỗi buồn hiện lên rõ ràng “Em thả bước chán chường.” Bước chân của nhân vật trữ tình có gì xót xa, hờn dỗi.
Vẫn là cái lối nhỏ ấy nhưng không còn là chia cách đôi bờ mà là “Gập ghềnh sỏi đá.” Con đường gập ghềnh sỏi đá hay trái tim em đang có những u buồn? Thật khó lý giải được những điều trái tim muốn nói. Em đang có những ngổn ngang lo toan. Em cũng bình thường như những người con gái khác cũng giận hờn, dằn dỗi…và có khi em cũng sợ, sợ một điều gì đó rất mơ hồ không gọi thành tên. “Lối nhỏ vương đầy cây xấu hổ/ Em sợ nó khép cánh.” Lá khép cánh hay cửa trái tim em đóng lại sau những đau buồn?
Em là vậy. Con người em, tính cách luôn hiện hữu, được giãi bày…em cũng biết yêu và khao khát được yêu. Dư Thị Hoàn đã rất khéo léo khi lấy cái “Lối nhỏ” để diễn tả trạng thái cảm xúc của mình. Khi đau đớn tột cùng nhất cũng là lúc em gặp được hạnh phúc ngay trong đau khổ đó. Chẳng phải là như thế sao? Em đang tuyệt vọng vì sự cách ngăn, chia lìa thì ngay trong sự cách ngăn ấy em đã tìm được hạnh phúc. Dù là hạnh phúc mỏng manh, mơ hồ nhưng nó cũng là cái cớ để níu giữ trái tim đang yêu đa cảm vượt qua khó khăn.
Biết làm sao bây giờ
Chính lối này đưa em tới anh…”
Phải rồi chính lối này đã cho em được gặp anh, đã mang lại hạnh phúc cho em. Tình yêu thật nhiều cung bậc, thật khó có thể nói được khi nào thì người ta hạnh phúc, khi nào thì khổ đau. Bởi ngay khi khổ đau nhất lại là lúc ta gặp được hạnh phúc của riêng mình. Đấy chẳng phải là điều kỳ diệu sao?
Nguyễn Thị Thu Hà |
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
LỐI HOA VÀNG (Trần Hoà Bình)Thả một câu thơ về phía em mơ mộng
Có lẽ nó đã bay như lá về ngàn Thả một lời thương về phía em vô vọng
Nó biệt tăm như cánh chim hoang Anh đã đi qua những bờ bãi hoa vàng
Những đỉnh núi đá xanh và lau bạc Giấc mơ yêu - trái tim rung lục lạc Qua một bến bờ lại thấy bến bờ sau Những giấc mơ nát nhàu
Những con chữ nảy mầm tí tách Anh mang theo giữa đất trời nguyệt bạch Chút kiêu hãnh này chứng giám có trời xanh! Dẫu những câu thơ như phận lá về ngàn
Anh vẫn thả rợp một chiều dại dột Trái tim yêu - vó ngựa hoang thảng thốt Lục lạc rung theo những lối hoa vàng... (Trần Hòa Bình)
___________________
Lượm lặt để trân trọng cảm hứng qua những vần thơ hay, nhiều lúc như một thứ bất chợt mách bảo. Lâu lâu rồi, tôi ít đọc thơ của người bạn - nhà báo - nhà thơ Trần Hoà Bình.
Ấy thế mà bất chợt (lại bất chợt !), giở tờ báo Gia đình & Xã hội số Tân xuân, tôi ngỡ ngàng xúc động trước thi phẩm Lối hoa vàng của Bình. Tôi lại ngộ ra: cái nghiệp báo chí - dạy báo và làm báo, chưa thể tắt lụi niềm say trong xúc cảm thi sĩ của Trần Hoà Bình. Ấy là khi người thơ nao lòng hướng về lối đẹp, lối tình rực rỡ: Lối hoa vàng.
1.- Trái tim thi sĩ của Trần Hoà Bình, giữa bao bộn bề lo toan của cuộc mưu sinh thường nhật, bỗng đột nhiên rùng mình giữa miền hoang lạnh nơi nhân thế. Rùng mình chạnh buồn mà nhận ra những lời thương tự hồn thơ mình, có lúc rơi vào phía "vô vọng" - vô vọng từ cõi đời, đã đành . Buồn hơn, vô vọng từ chính nơi mình gửi gấm niềm yêu thương. Nhà thơ dùng hai hình ảnh so sánh từ "lá về ngàn" và "cánh chim hoang" để giãi bầy nỗi buồn tan vỡ của những câu thơ mơ mộng, thoắt trở nên lạc lõng giữa dòng đời:
Thả một câu thơ về phía em mơ mộng
Có lẽ nó đã bay như lá về ngàn
Thả một lời thương về phía em vô vọng
Nó biệt tăm như cánh chim hoang
2- Mượn cái vô vàn rơi rụng của "lá về ngàn"; mượn hình ảnh cánh chim hồn nhiên và khờ khạo, vỗ mãi vào nơi hoang hoải, "biệt tăm", lời thơ mang tình ý của Trần Hoà Bình thật nhẹ và cũng thật êm lắng rơi vào cõi buồn từ tâm hồn nhạy cảm, đa tình muôn đời của thi sĩ cổ kim .
Nhà thơ của hôm nay, giữa cơn lốc hiện đại của cuộc sống mà nhận ra cái giá của đời, cái giá của nghệ thuật - thơ ca. Thì cứ đi trọn "giấc mơ yêu - trái tim rung lục lạc"; Thì cứ "đi qua bờ bãi hoa vàng", đi qua "những giấc mơ nhàu nát" dày vò day dứt tận đáy hồn mình mới có thể nhận ra niềm rạo rực của những hạt mầm sự sống, nhận ra "những con chữ nảy mầm tí tách". Đời đấy và cũng là thơ đấy!
Trần Hoà Bình đã tạo hình, tạo cảm từ những cảm quan trái ngược. Nhà thơ đem vẻ đẹp rực rỡ, sáng ấm của một không gian, một thế giới "những bờ bãi hoa vàng" để rồi buồn lòng mà nhận ra những điều đã mất giữa "giấc mơ nhầu nát"ngay giữa cuộc đời.
3-Xin hãy tiếp bay theo "Lối hoa vàng" của niềm hứng khởi - hứng khởi của khoảng khắc sáng tạo ngôn từ- vũ điệu huyền hoặc của thơ ca; hứng khởi của một đời đi tìm hương sắc- sắc hương của đời giao hoà cùng sắc hương tự lòng thi sĩ.
Xin thi nhân cứ đi tới miền yêu thương của lòng mình bằng trái tim dại dột và đắm say. Để thả hồn về "Lối hoa vàng"
Dẫu những câu thơ như phận lá về ngàn
Anh vẫn thả rợp một chiều dại dột
Trái tim yêu -vó ngựa hoang thảng thốt
Lục lạc rung theo những lối hoa vàng...
Hôm nay, viết thêm mấy dòng này khi sắp tròn năm Trần Hoà Bình ra đi... Bình ơi! Mong em mãi tiếp bay về "Lối hoa vàng"trong niềm đắm say bất tận...
---
Hà Nội, ngày 3- 8- 09 Trần Trung |
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
TÀN LỬA (Vi Văn Chôồng)Lập lòe đuốc lửa
Anh đi tìm em Đi trọn một đêm Đi tròn hai đêm Lập lòe đuốc lửa Đèn không sáng cửa Biết em ngủ rồi Anh dụi tắt lửa - Quay về đi thôi. Biết là sẽ nhớ Biết là càng thương Gửi bên bậc cửa Chút tàn đuốc vương Biết là càng thương Biết là sẽ nhớ Gửi bên vạt cỏ Chút tàn đuốc vương Sáng ra chim núi Nhặt hết tàn rơi Em tôi dậy muộn Lửa bay về trời. Vi Văn Chôồng
______________________
HÀNH TRÌNH BẤT TẬN
Phê bình bài thơ “Tàn Lửa” của Vi Văn Chôồng
Trần Hoàng Hoàng
Thơ ca vốn không chứa chất trong mình quá nhiều chất truyện, có chăng kể chuyện để gợi một tầng nghĩa khác bởi thơ cốt gợi. Bài thơ “Tàn lửa’’ của Vi Văn Chôồng chứa trong mình cả một câu chuyện - câu chuyện đốt đuốc đi đến nhà người yêu
TÀN LỬA
Lập lòe đuốc lửa Anh đi tìm em Đi trọn một đêm Đi tròn hai đêm Lập lòe đuốc lửa Đèn không sáng cửa Biết em ngủ rồi Anh dụi tắt lửa - Quay về đi thôi. Biết là sẽ nhớ Biết là càng thương Gửi bên bậc cửa Chút tàn đuốc vương Biết là càng thương Biết là sẽ nhớ Gửi bên vạt cỏ Chút tàn đuốc vương Sáng ra chim núi Nhặt hết tàn rơi Em tôi dậy muộn Lửa bay về trời. Đây là một phong tục phổ biến của các dân tộc miền núi đến nay vẫn còn được lưu truyền. Tuy nhiên, người đọc không phải ai cũng hiểu rõ phong tục mà quan trọng là theo dõi diễn biến câu chuyện. Nhà thơ đã rất khéo léo khi gài trong câu chuyện phong tục một hành trình đi tìm tình yêu - tượng trưng cho một khát khao; rồi mở ra chân trời để tâm hồn người đọc suy ngẫm cho cuộc hành trình tìm kiếm cho chính bản thân mình.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh một đuốc lửa lập loè trong đêm. Khổ thơ thứ nhất gợi một không khí thơ, thông báo tâm trạng nhân vật và cũng là thời điểm xuất phát của hành trình mở ra một khát khao đang ẩn giấu: Lập lòe đuốc lửa Anh đi tìm em Đi trọn một đêm Đi tròn hai đêm Lập lòe đuốc lửa Thời gian được đo bằng đơn vị “đêm”: trọn một đêm, tròn hai đêm. Bản thân hai chữ trọn và tròn có nhiều nghĩa nhưng trong trường bài thơ chúng có hai nghĩa giống nhau là: xác định một thời điểm và đồng thời mang nghĩa hoàn thành một hành động. Hết khổ thơ thứ nhất sang khổ thơ thứ hai là kết thúc hành trình đo bằng đơn vị toán học. Nơi cần tìm, nơi cần đến là đây: ngôi nhà người yêu – ngôi nhà hạnh phúc. Đuốc lửa vẫn ở trong tay và sáng hơn bao giờ hết nó như là tình cảm của chàng trai dành riêng cô gái. Bao hi vọng chất chứa, bao vất vả của một hành trình tìm kiếm sắp sửa được đền đáp nhưng:
Đèn không sáng cửa Biết em ngủ rồi Anh dụi tắt lửa - Quay về đi thôi Nhà thơ đã tạo được kịch tính của một bài thơ trong một khổ thơ. Chính kịch tính đó làm thay đổi tứ thơ, làm văn bản thơ không liên tục, chứa đựng những khoang trắng, đậm chất thơ, nơi thơ lặng đi, cái lặng tràn ngập cảm xúc và tư duy. Cảm xúc tràn ngập ngậm ngùi cho một sự thất vọng vì những lí do ngoại cảnh và đồng thời mở ra một cuộc hành trình mới bằng tâm tưởng. Cuộc hành trình này ắt hẳn dài hơn, chứa đựng nhiều mầm đau khổ hơn bởi sự chờ đợi luôn luôn là liều thuốc thử xác đáng nhất trong tình yêu. Vẫn bằng âm hưởng ngậm ngùi của nhịp điệu thơ dội vào trong kết hợp với cấu trúc trùng điệp âm vận, nhà thơ diễn đạt thành công nội tâm qua những lời độc bach (monologique):
Biết là sẽ nhớ Biết là càng thương Gửi bên bậc cửa Chút tàn đuốc vương Biết là càng thương Biết là sẽ nhớ Gửi bên vạt cỏ Chút tàn đuốc vương Không phải ngẫu nhiên mà nhà thơ lại lặp lại các câu thơ khiến chúng gần như cùng nghĩa và như vậy cảm giác thừa một khổ thơ, một điều không cần thiết. Bao giờ việc lặp lại như thế mục đích chính vẫn là nhấn mạnh. Ở đây là hoài niệm sâu lắng cho những phút giây đã qua và một niềm hi vọng mong manh mơ hồ cho tương lai. Bài thơ được mở ra từ thời điểm đêm tối và giờ đây được khép lại bởi thời điểm buổi sáng - một vòng thời gian khép kín theo quy luật tự nhiên. Song song thời gian tự nhiên là khép lại cuộc hành trình tình yêu khi mà:
Sáng ra chim núi Nhặt hết tàn rơi Em tôi dậy muộn Lửa bay về trời Người xưa có câu: “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng”. Phải chăng câu chuyện tình dang dở mà nhà thơ Vi Văn Chôồng đã kể cũng nằm trong trường hợp trên? Dấu vết của tình yêu chỉ còn là những tàn lửa bay đi bốn phương trời. Dư âm, dư ảnh của một đốt lửa tình, của một hành trình không hết, nó vẫn vương vấn trong trái tim người một nỗi xót xa ngậm ngùi cho một cuộc tình dang dở. Linh Đàm, 12-11-2006. |
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
ThuyTien
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 17 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 263 |
![]() ![]() ![]() |
|||
SÓNG
Xuân Quỳnh
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh - một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm nghìn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa. Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. 29-19-1967.
----------------------------------------
Nếu như Xuân Diệu đã từng thổn thức vì tình yêu, dâng hiến trọn đời cho tình yêu, chạy vội với thời gian để được yêu thì Xuân Quỳnh cũng thế, cũng từng thấp thỏm, lo âu, đau khổ vì yêu. Nhưng dù sao đi nữa, là phận nữ nhi nên người rất ít tỏ ra táo bạo, quá mạnh dạn như Xuân Diệu. Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta thường bắt gặp hình ảnh con sóng, chiếc thuyền nói hộ tình yêu… Cũng vì lẽ ấy, suy cho cùng đây chỉ là những chất liệu dung dị, bình thường nhất trong cuộc sống song lại chứa đựng biết bao là ẩn ý, biết bao là ẩn tình mà Xuân Quỳnh muốn bày tỏ. Chúng ta đã đến với “sóng” của Xuân Quỳnh để thưởng thức từng vị thương, vị nhớ của một người phụ nữ đang yêu. Người ta thường ví rằng tình yêu là một bông hoa kì diệu! Vâng! Quả đúng như thế, tình yêu chưa bao giờ đi theo một hướng xác định. Cũng có lúc, người ta nhìn nhận tình yêu là cây đàn muôn điệu gảy lên muôn bản nhạc tình, có khi trầm bổng thiết tha, có khi nghẹn ngào đau đớn, cũng có khi e ấp, nũng nịu, dễ thương. Thì đây, trong bài thơ này, tình cảm của nhân vật "Em" cũng biến thiên như thế! "Sóng" là thơ ngụ ngôn, một thể thơ rất phù hợp để kể về một huyền thoại tình yêu đầy ăm ắp những tâm trạng khắc khoải, những cung bậc tình cảm và vì thế bài thơ dễ dàng được phổ nhạc. Sóng! – là một hình tượng ẩn dụ, là phương tiện bộc lộ tình cảm của nhân vật "Em": "Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sóng không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế … Bồi hồi trong ngực trẻ" Một câu chuyện cổ tích về tình yêu được nhà thơ Xuân Quỳnh kể lại. Câu chuyện bắt đầu từ một con sóng nhỏ chẳng biết xuất phát từ đâu, sóng hiện ra như một con người có nội tâm nhiều biến động. Hai trạng thái tâm hồn đối lập nhau, giằng xé nhau, buồn vui lẫn lộn. Sóng chẳng hiểu tại sao mình lại cứ "dữ dội" rồi "dịu êm", "ồn ào" rồi "lặng lẽ". Phải chăng sóng đang yêu, yêu âm thầm, lặng lẽ? Vâng! Một tình cảm đang rạo rực trong trái tim người con gái, làm sao ai có thể "định nghĩa được tình yêu". Một buổi chiều mộng? Một lần gặp gỡ? Một phút xao động trong tâm hồn ? Người con gái hay chính nhân vật “Em” trong bài đang cố tìm câu giải đáp cho tình yêu, cho sự bâng khuâng, đối lập của lòng mình. Và rồi chỉ còn một lối thoát: con sóng phải tìm ra tận bể cũng như "Em" đi tìm nguồn gốc của tình yêu. Tâm hồn con người là một cõi mênh mông vô tận. Làm sao ta có thể đi xuyên suốt hết cái cõi vô tận ấy. Và ngay chính trong lúc cõi lòng đang bùng lên ngọn lửa yêu thương thì cô gái trẻ lại càng trăn trở, bâng khuâng, khắc khoải, dằn vặt với chính lòng mình. Phải vượt khỏi cái giới hạn chật hẹp này, phải lao mình vào chân trời bao la, những miền vô tận để hiểu rõ lòng mình. Con sóng đã rời bờ ra đi, đi thật xa, cố tìm hiểu và soi mình với những con sóng khác để biết được sự huyền diệu của tình yêu, mà hiện tại đối với sóng vẫn còn là một bí mật. Tình yêu là gì ư? Một nhà thơ Pháp đã từng khẳng định: “tình yêu là điều mà con người không thể hiểu nổi". Và thế rồi con sóng vẫn đi tìm mãi, tìm mãi: "Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ" Tình yêu cũng như con sóng, vẫn vĩnh hằng với thời gian và tuổi trẻ. Xuân Diệu đã từng nói: "Hãy để trẻ con nói cái ngon của kẹo hãy để tuổi trẻ nói hộ tình yêu" Tình yêu gắn liền với tuổi trẻ. Tuổi trẻ là trái tim dào dạt, đa cảm và rạo rực niềm yêu thương chất sống. Chính vì thế, mà cái khát vọng tình yêu cứ bồi hồi trong ngực trẻ, nó cứ thúc đẩy tuổi trẻ đi tìm chân lý yêu đương, cũng như con sóng “ngày xưa và ngày sau vẫn thế".Tuy nhiên, câu thơ "bồi hồi trong ngực trẻ " là một câu thơ chưa chín.Thật ra ngực trẻ hay ngực già… đều nồng nàn và bồi hồi trước tình yêu. Song, sóng và em cứ tìm mãi mà chẳng hiểu mình, chẳng thể hiểu được tình yêu. Sóng chính là điển hình của sự nhận thức về cái "quy luật" không thể cắt nghĩa được tình yêu: "Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau". Sóng bắt đầu từ gió – Vâng! Gió bắt đầu từ đâu? Tình yêu bắt đầu từ đâu? –“Em”cũng không biết nữa. Đọc những câu thơ này, ta chợt hình dung cái lắc đầu nhè nhẹ như một sự bất lực của cô gái. Trong khi người con gái cố đi tìm cội nguồn tình yêu thì tình yêu trở thành trò chơi ú tim, không tài nào nắm bắt được. Và thế là, muôn đời tình yêu vẫn là sự bí hiểm .Tình yêu của "Em" giờ đây trở thành nỗi nhớ da diết, giày vò. Nó choáng đầy cả không gian, nó chiếm cả tầng sâu và bề rộng, nó trải dài trong mọi thời gian. Phạm Đình An đã nhận xét: "Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh không dừng lại ở mức độ yêu buổi đầu giản đơn hò hẹn, non nớt, ngọt ngào, mà là tình yêu hạnh phúc, tình yêu gắn bó với cuộc sống chung với nhiều đòi hỏi ở chiều sâu tình cảm, với nhiều chứng minh của thử thách, mang đậm dấu ấn trách nhiệm”. Chính vì thế mà tình yêu của người "Em". Ở đây có thể nói không còn bồng bột mà khá chín chắn, có sự can thiệp của lý trí, có ý thức về mặt tình cảm. Ấy thế mà trong lòng người con gái vẫn trỗi dậy mãnh liệt một nỗi nhớ muôn hình, muôn sắc: "Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được” Nỗi nhớ của "Em", của tình yêu dữ dội được khởi đầu từ những cái cao cả lớn lao, không tủn ngủn và tầm thường chút nào! Nỗi nhớ ấy da diết, cuốn lấy tâm hồn người con gái! Với Xuân Quỳnh là thế: mọi con sóng đều có bờ, mục đích là vỗ vào bờ, nên khi sóng xa bờ thì phải nhớ bờ, ngày đêm không ngủ được. Cũng như sóng, nỗi nhớ về “Anh” vẫn dào lên mãnh liệt: "Lòng em nhớ đến – Anh Tình yêu đến, tình yêu mang theo một nỗi nhớ vô bờ đến với “Em”, choáng ngợp tâm hồn “Em”. Tình yêu đã trở nên đậm đà đến thế, và nỗi nhớ lại càng da diết miên man. "Có không gian nào dài hơn chiều dài nỗi nhớ, có một khoảng mênh mông nào sâu thẳm hơn tình yêu…". Vâng! Làm sao đo được nỗi nhớ, làm sao đo được tình yêu! "Em"vẫn nhớ đến “Anh”, chỉ nhớ về phương anh mà thôi: Cả trong mơ còn thức" "Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương". Tình yêu thật huyền diệu! Điều đáng nói là "Em" biết chủ động, biết gửi trao nỗi nhớ về hướng xác định: Phương anh! – Phương của tình yêu: "rợp trời thương ấy mấy màu xanh suốt, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh, mà em nghiêng hết ấy mấy về phương anh…". Tình yêu của người phụ nữ thật mãnh liệt nhưng cũng thật trong sáng, dung dị, một tình yêu thuỷ chung và trọn vẹn. Song, để toàn vẹn mối tình ấy, con sóng phải vượt qua muôn ngàn cách trở: "Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở" Con sóng muốn tới bờ, phải vượt qua bao giông tố, bão bùng. Em muốn hướng về anh, phải vượt qua bao cạm bẫy cuộc đời. Suy cho cùng, tình yêu phải cần thử thách tôi luyện mới thấy rõ giá trị thực sự của nó. Tình yêu muốn tồn tại cũng phải có sự ra đi và trở lại, phải có sự dồi lên, lắng xuống để cuối cùng trở về với tình yêu hồn nhiên thuở đầu. Chính tình yêu của anh đã giúp cho em vượt qua tất cả, đón nhận một tình yêu vĩnh cửu – tình yêu lớn lao và cao thượng, không mang màu sắc vị kỉ, riêng rẽ mà là hoà trong cái chung và ở trong cái chung mênhmông ấy, cái riêng sẽ tồn tại mãi mãi: "Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ" Tình yêu sẽ trưởng thành đằm thắm hơn và sẽ vĩnh hằng trong cái đẹp của tạo hoá. Bài thơ kết thúc rồi mà nhịp điệu êm ái, nhẹ nhàng của tình yêu vẫn còn vướng đọng đâu đây. Bài thơ thành công không chỉ trong việc miêu tả hình tượng " Sóng" mà còn bộc lộ một tình yêu thật sôi nổi, nỗi khao khát tình yêu của một nhà thơ nữ. Đây chính là nét mới mẻ trong thơ ca hiện đại Việt nam. Trong rất nhiều loài hoa thì bông hoa Xuân Quỳnh tỏa ra một hương thơm riêng, một cách cảm nhận riêng về sóng – biển trong tình yêu. Tình yêu như con sóng mênh mang, vô tận, song cái đích cuối cùng cũng là một tình yêu thứ nhất, vĩnh hằng mãi mãi. Sửa bởi Butsap - 01 Nov 2011 lúc 4:23pm |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Nói cùng anh
Xuân Quỳnh
Em vẫn biết đấy là điều đã cũ
Chuyện tình yêu, quan trọng gì đâu: Sự gắn bó giữa hai người xa lạ Nỗi vui buồn đem chia sẻ cùng nhau Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn Hôm nay yêu, mai có thể xa rồi Niềm đau đớn tưởng như vô tận Bỗng có ngày thay thế một niềm vui Ðiều hôm nay ta nói, ngày mai Người khác lại nói lời yêu thuở trước Ðời sống chẳng vô cùng, em biết Và câu thơ đâu còn mãi ngày sau Chẳng có gì quan trọng lắm đâu Như không khí, như màu xanh lá cỏ Nhiều đến mức tưởng như chẳng có Trước cuộc đời rộng lớn mênh mang Nhưng lúc này anh ở bên em Niềm vui sướng trong ta là có thật Như chiếc áo trên tường, như trang sách Như chùm hoa mở cánh trước hiên nhà Em hiểu rằng mỗi lúc đi xa Tình anh đối với em là xứ sở Là bóng rợp trên con đường nắng lửa Trái cây thơm trên miền đất khô cằn Ðó Tình yêu, em muốn nói cùng anh Nguồn gốc của muôn ngàn khát vọng Lòng tốt để duy trì sự sống Cho con người thực sự Người hơn. ------------------------------------------
Nỗi buồn trong thơ tình yêu Xuân Quỳnh
Cái chết bởi tai nạn thương tâm đã mang Xuân Quỳnh đi mãi mãi khỏi chốn trần ai nhưng Xuân Quỳnh còn để lại một sao băng chói sáng trên nền thơ Việt Nam hiện đại. Người đàn bà tài hoa nhưng không hề may mắn trong đời riêng- lận đận hai lần đò- lấy chồng lần thứ hai, lấy Lưu Quang Vũ, đã “vắt kiệt tâm hồn mình” để lại cho đời mảng thơ tình yêu vô cùng ấn tượng… Cả cuộc đời Xuân Quỳnh có những nỗi buồn đau: mồ côi mẹ từ nhỏ, gặp bất trắc trong tình yêu và hôn nhân. Những nỗi đau buồn ấy cùng với những dư vị cay đắng ở đời đã thấm đẫm vào trong từng trang thơ của chị…Vì thế, trong thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng có sự song hành của những cặp phạm trù đối lập, của mọi sắc màu và giai điệu của tình yêu: hạnh phúc và sự khổ đau, niềm hy vọng và sự mất mác chia lìa…Bên cạnh sự mơ mộng, sôi nổi..thơ chị còn là những trăn trở về cuộc đời, về tình yêu và sự chia xa…Nhiều lúc giọng thơ như nghẹn lại vì lòng chị còn vướng bận bao điều âu lo khác: Em lo âu trước xa tắp đường mình. Trái tim đập những điều không thể nói- (Tự hát); Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn, Hôm nay yêu mai có thể xa rồi- (Nói cùng anh); Lời yêu mỏng manh như màu khói, Ai biết lòng anh có đổi thay- (Hoa cỏ may)… Tâm hồn Xuân Quỳnh luôn luôn xáo trộn. Sự yên tĩnh chẳng được bao lâu, tâm hồn ấy cũng nghiêng ngả như những vần thơ chơi vơi của chị: Em từ nhà đi đến ngã tư, Gặp đèn đỏ trước hàng đinh thứ nhất. Chờ sang đường- đèn xanh vừa bật. Em lại quay về. Thành phố mùa đông-(Trời trở rét). Đắng cay, chia lìa, đổ vỡ…như điệp khúc trong bản tình ca buồn về cuộc đời và thơ ca của chị. Hạnh phúc như tan biến hoặc dẫu có nhìn thấy nhưng hạnh phúc còn ở mãi xa xôi vượt khỏi tầm tay . Nhiều vần thơ là nỗi đau giằng xé tâm hồn, nỗi đau ấy hạnh hạ nhà thơ từng phúc giây thực tại: Mấy năm rồi thơ em buồn hơn, Áo em rộng, lòng em tan nát- (Không đề)... Trong thơ Xuân Quỳnh, biết bao lần trào lên nỗi cô đơn- cái điều mà chị lo sợ nhất. Nhân vật trữ tình thường đứng một mình trước biển, một mình trên sân ga với nỗi buồn và sự cô đơn choáng ngợp: Vừa thoáng tiếng con tàu. Lòng đã Nam đã Bắc- (Sân ga chiều em đi)... Cả cuộc đời Xuân Quỳnh luôn sống bằng tình yêu, làm thơ nhờ tình yêu, sung sướng trong tình yêu và khổ đau cùng cực cũng vì tình yêu hành hạ: Tôi có một tình yêu rất sâu. Rất dữ dội nhưng không bao giờ yêu được hết. Ở các cô, các cô âm thầm chịu đựng. Còn ở tôi, tôi mang nó nặng nề...Ôi con trai thật là kì lạ. Tôi yêu tất cả mọi người mà chẳng yêu được riêng ai- (Thơ viết cho mình và những người con gái khác). Và khi nhìn vào trong cõi lòng, không thể kìm nén được Xuân Quỳnh đã bật lên tiếng nấc cô đơn. Chị thương mình vì cảm thấy đôi lúc bị bỏ rơi và bất lực: Gọi ngàn lần tên anh vẫn là không. Chỉ gió thổi mây bay về phía núi. Điều thương nhớ ngàn lần em muốn nói. Nhưng bây giờ chỉ có sóng và em- (Chỉ có sóng và em). Đâu phải là sự tình cờ mà trong thơ Xuân Quỳnh ý thức về thời gian luôn luôn là nỗi khắc khỏai niềm day dứt không thể nguôi ngoai. Chính điều ấy đã góp phần tạo nên một giọng điệu khá đặc sắc trong những bài thơ viết về tình yêu của chị. Không một lúc nào, nỗi ám ảnh về thời gian vận động không ngừng buông tha chị: Dù cùng một thời gian, cùng một không gian. Ngoài cánh cửa với em là quá khứ- (Thời gian trắng). Xuân Quỳnh đã nói lên được tiếng lòng mình và đó là một nỗi lòng muôn thưở của người phụ nữ khi yêu. Ngay trước một cảnh rất thường: Cuối trời mây trắng bay. Lá vàng thưa thớt quá- (Thơ tình cuối mùa thu)... Song lời thơ cứ như một tiếng thở dài bất chợt như một niềm thảng thốt của một tâm hồn đầy xao động. Chính những đắng cay trong cuộc sống hàng ngày đã khiến cho Xuân Quỳnh nhìn đời không như trước nữa. Tình yêu ngọt ngào và sâu lắng nhưng chị nào biết đâu lời nào thật, giả của người mình yêu. Vẫn con đường, vạt cỏ tuổi mười lăm. Mặt hồ rộng gió đùa qua kẽ lá. Lời tình tự trăm lần trên ghế đã. Biết lời nào giả dối với lời yêu- (Thơ tình cho bạn trẻ). Và nỗi buồn vì chia xa như một điệp khúc buồn cứ vang vọng mãi trong thơ của chị: Thị trấn nào anh đến chiều nay. Mảnh tường trắng mùa đông giá rét. Dẫu em biết không phải là vĩnh biệt. Vẫn thấy lòng da diết lúc chia xa- (Dẫu em biết chắc rằng anh trở lại). Càng về cuối, thơ tình của Xuân Quỳnh càng khắc khoải nung đốt lòng người bởi nó thấm đẫm những cay đắng cuộc đời. Chất lý tinh đã hòa quyện vào trong những bài thơ tình yêu nhưng chẳng làm giảm bớt đi vẻ đẹp đẫm tình của thơ Xuân Quỳnh vốn có từ trước đó: Đấy tình yêu em muốn nói cùng anh. Nguồn gốc của muôn vàn khát vọng. Lòng tốt để duy trì sự sống. Cho con người thực sự Người hơn- (Nói cùng anh); Em trở về đúng nghiã trái tim em. Biết khao khát những điều anh mơ ước. Biết xúc động qua nhiều nhận thức. Biết yêu anh và biết được anh yêu- (Tự hát). Đâu phải vô cớ mà trong thơ Xuân Quỳnh sử dụng rất nhiều từ chỉ tâm trạng. Sự cô đơn, cay đắng đau đớn, nỗi nhớ thương, và về cuối là bệnh tật… như phủ kín trên từng trang thơ của chị. Người đọc hôm nay sẽ cảm mến hơn, trân trọng hơn khi đọc lại những bài thơ chị viết về tâm trạng của mình trong những ngày tháng đó: Trái tim này chẳng còn có ích. Cho anh yêu cho công việc bạn bè. Khi cuộc đời trôi chảy ngòai kia. Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện. Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết. Ngày với đêm có phân biệt gì đâu- (Thời gian trắng)... Xuân Quỳnh đã đột ngột từ giã chúng ta ra đi vĩnh viễn cùng với chồng và con qua một tai nạn thương tâm, để lại biết bao thương tiếc cho tất cả những ai yêu thơ chị, yêu kịch Lưu Quang Vũ. Thế nhưng chính sự kết thúc ấy đã khiến cho tình yêu mà chị tôn thờ trở thành bất tử, đã là cho Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh dường như càng đẹp ngời thêm lên bởi một vừng sáng kì diệu của huyền thoại … Sửa bởi Hoangtube - 01 Nov 2011 lúc 4:34pm |
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
Hoabanglang
Groupie ![]() Gia nhập: 16 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 72 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Lời thề cỏ may - Phạm Công Trứ Người trai trong bài thơ này có một lời thề kì dị, lạ lùng : Thề cỏ May. Người ta thề non nước, thề miếu, thề đền, thề trăng sao, sông biển : Phải chi miếu ở gần sông Em thề một tiếng kẻo lòng anh nghi (Ca dao) Trăng thề còn đó trơ trơ Dám xa xôi mặt mà thưa thớt lòng (Nguyễn Du) Vẫn biết rằng có bao nhiêu tình yêu thì có bấy nhiêu cách thề nguyền. Nhưng có lẽ không phải vì muốn độc đáo, khác người mà đem lời nguyền thề với cỏ may. Cỏ may, một thứ cỏ đồng quê gắn liền với tuổi thơ đầu trần chân đất. Cỏ may từng chứng kiến bao nỗi buồn niềm vui thơ ngây : Sợi dây đứt cánh diều bay mất Ta một mình ngồi khóc với cỏ may Đã bao lần nước mắt đẫm cỏ may, nên lời thề thiêng liêng ấy gắn với cỏ may cũng là điều dễ hiểu. Để ý xem kỹ, không thấy nói lời thề cỏ may được bắt đầu từ khi nào. Nó được nguyền "đinh ninh đôi miệng một lời song song " cạnh giếng đá trăng vàng, hay khắc cốt ghi lòng cạnh ngõ nhỏ "xanh xanh bờ dậu cúc tần. Thoảng hương bồ kết thơm gần thơm xa ". Không rõ. Nhưng có phần chắc lời thề được ghi tạc như một tất yếu sau quãng tuổi thơ, sau những ngày họ vô tư quấn quýt bên nhau và cùng nhau lớn lên thầm lặng. Thời gian đã ban phép màu nhiệm, biến một cô bé lên bảy quần "dệt kín bông may" hôm nào trở thành một cô gái xinh đẹp, ăn mặc thật "mốt" của hôm nay. - Bây giờ xinh đẹp là em - Em tôi áo chẽn, em tôi quần bò Thời gian đã làm cho cô xinh thêm,đẹp thêm, hiện đại thêm, nhưng cũng thêm cho cô một sự quên lãng. Chưa đến mức quên sạch sành sanh. Khi gặp lại người bạn trai cô vẫn còn nhận ra anh, chứ không như người con gái trong ca dao "Gặp anh ghé nón chạm vai chẳng chào". Nhưng ta hãy xem cô cư xử : Gặp tôi em hỏi hững hờ Anh chưa lấy vợ còn chờ đợi ai Em đi để lại chuỗi cười Hỏi "hững hờ" đã rất đáng trách. Hỏi "chờ đợi ai" lại càng đáng trách hơn. Lại còn cười nữa chứ ! "một chuỗi cười ". Tiếng cười không dứt của cô, và rất có thể cộng với những tiếng cười của dân làng mà cô khơi gợi đã làm cho anh choáng váng. Cứ như cô là người dưng, người ngoài cuộc. Cứ như cô là người chẳng liên quan đến lời thề cỏ may ngày nào. Cứ như người trung thành với lời thề, chờ đợi cô đến nỗi muộn màng là người vớ vẩn, làm một chuyện nực cười ! Có lẽ có nhiều trường hợp phản bội tình yêu, nhưng sự phản bội cố ý mà khoác cái áo vô tình như cô gái này thì thật là kinh khủng. Bao nhiêu ấp ủ, bao nhiêu chờ đợi, bao nhiêu hy vọng và mơ mộng của chàng trai cùng với "lời thề cỏ may" thiêng liêng nhưng quá mong manh kia bây giờ tan vụn ra. Cái áo chẽn, cái quần bò ai ngờ có thể đẻ ra sự hững hờ. Sự lạnh nhạt cùng với chuỗi cười tàn bạo đã như một quả bom nổ tung "khoảng trời pha lê". Chớ nên hiểu rằng chỉ vì mất cô mà trong anh có sự đổ vỡ lớn lao như vậy. Anh mất cô, có đau xót, có nuối tiếc thật nhưng sự mất mát của anh lớn hơn rất nhiều so với một cô gái, một con người cụ thể. Đây đâu phải là chuyện bội tình. Đây là sự phản bội "tuổi vàng tuổi ngọc", phản bội cả "một thời " đã sống. Đổ vỡ lớn nhưng đâu còn thơ ngây như ngày nào mất cánh diều giấy, nên anh chẳng thể "ngồi khóc với cỏ may". Không một tiếng cầu xin, không một lời than thở, một chút oán giận cũng không nốt, chàng trai tự mình giải lời thề : Trăng vàng đêm ấy bờ đê Có người ngồi gỡ lời thề cỏ may Anh tự thuật về mình mà cứ như viết về ai, về một chàng trai nào đó. Phải chăng vì đã 8 lần xưng tôi ở trên nên bây giờ tác giả không thể viết "tôi ngồi lặng gỡ lời thề cỏ may"? Phải chăng đây chỉ đơn thuần là một thủ pháp làm duyên như tác giả đã dùng trong bài "Quê" : Trăng vàng giếng đá đêm sau Có đôi đầu chụm vào nhau thầm thì. Có lẽ "tôi"- con người cả tin chân thành và trong trắng ấy đã chết cùng với khoảng trời pha lê vỡ, cho nên phải viết "có người" như thế ? Tôi nghiêng về giả định sau và cho rằng câu thơ ấy là khả năng tối ưu trong hàng loạt khả năng. Ngược dòng thời gian quãng trên dưới thế kỷ, ta sẽ được chứng kiến sự đổi cách ăn mặc của phái đẹp trong thơ. Nguyễn Bính trong bài thơ "Chân quê" đã ghi lại hết sức cụ thể về sự thay đổi đó. Nào cái yếm lụa sồi, cái dây lưng đũi, nào cái áo tứ thân, nào cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen. Tất cả đều bị thay thế bởi "khăn nhung, quần lĩnh rộn ràng" và " áo cài khuy bấm". Thế mà mới quãng thời gian chưa xa, những thứ "tân thời" của cô gái trong thơ Nguyễn Bính đã chỉ còn như là cổ vật chỉ thấy nói trong sách vở và bày trong viện bảo tàng. Đã bao lần đổi thay để đến cách ăn mặc "áo chẽn, quần bò " như trong bài thơ này ? Khác với người đồng hương lớn tuổi, tác giả Phạm Công Trứ không dám đòi cô bạn "giữ nguyên quê mùa" trong cách ăn mặc. Anh biết khi mà Việt
Sửa bởi Hoabanglang - 01 Nov 2011 lúc 5:50pm |
||||
![]() |
||||
Hoabanglang
Groupie ![]() Gia nhập: 16 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 72 |
![]() ![]() ![]() |
|||
ĐÁM CỎ XANH
Lời bình của Vũ Nho Sửa bởi Hoabanglang - 01 Nov 2011 lúc 5:56pm |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
HÒ HẸN MÃI CUỐI CÙNG EM CŨNG ĐẾN Hoàng Nhuận Cầm Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng đến Chỉ tiếc mùa thu vừa mới đi rồi Còn sót lại bên bàn bông cúc tím Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi Hò hẹn mãi cuối cùng em cũng tới Như cánh chim trong mắt của chân trời Ta đã chán lời vu vơ giả dối Hót lên! Dù đau xót một lần thôi Chần chừ mãi cuối cùng em cũng nói Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ Anh sợ hãi, bây giờ anh mới nhớ Em hay là cơn bão tự ngàn xa. Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ Gió em vào- nếu chán- gió lại ra Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó Dẫu mùa thu, hoa cúc cướp anh rồi... Lời bình của Vũ Nho Hẹn hò là đã có tình ý với nhau. Gặp gỡ trong hẹn hò là để khởi đầu cho một quá trình gắn bó. Cuộc tình nào mà chẳng phải trải qua bước hẹn hò. Điều khác thường ở đây là cuộc hẹn này cứ lần lữa kéo dài, cứ hoãn đi hoãn lại. Nó không giống với cuộc hẹn lỡ một lần để mùa xuân cũng cạn ngày như trong Mưa xuân của Nguyễn Bính. Hò hẹn mãi nghĩa là chí ít cũng dăm bảy bận. Đến nỗi đã có thể quên, vĩnh viễn quên nếu không có cái lần cuối cùng em cũng đến. Cái từ cũng ở đây không thể thay thế bằng từ mới, hay đã chẳng hạn. Bởi vì nó là sự kịp thời đến sau cái giới hạn "cuối cùng" nghiệt ngã. Không rõ cuộc hẹn hò bắt đầu từ bao giờ, nhưng thời điểm "cuối cùng" mà em đến là thời điểm lỡ mùa. Mùa thu vừa mới đi rồi. Sự đến của em không kịp với sự ra đi của mùa thu. Chỉ còn một chút hình ảnh sót lại của mùa thu, như một chứng tích về mùa thu đã ở trong căn phòng này, đã cùng chờ cuộc hò hẹn ấy. Nhưng bông hoa cúc ấy cũng đã úa tàn, héo hon vì chờ đợi: Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi. Người chủ căn phòng cũng đã cùng với bông hoa chờ đợi nên mới tẩn mẩn đếm kĩ cánh hoa tàn và biết cả cái trạng thái "sắp sửa rơi". Mới hò hẹn thôi, đã có gì sâu nặng đâu. Thế nhưng mỏi mòn chờ đợi đã làm cho chàng trai dằn dỗi: Ta đã chán lời vu vơ giả dối Hót lên! Dù đau xót một lần thôi Thật ra khó mà xác định ai là người nói lời vu vơ, giả dối. Lời hò hẹn mãi kia nhàm chán thành ra lời vu vơ giả dối chăng? Cô gái cứ lần lữa hẹn mà không đến thành ra lời thiêng liêng bỗng hóa trò đùa chăng? Sự vòng vo ngập ngừng mãi qua những lần hẹn không thành của chàng trai chăng? Chỉ biết là lần này phải dứt khoát, phải là hai năm rõ mười. Có vẻ như không khí của đôi trai gái xưa trong ca dao: "Có yêu thì nói rằng yêu. Không yêu thì nói một điều cho xong". Thế nhưng không thể ngờ tình huống lại đảo ngược như vậy. Hò hẹn mãi, em cũng đến vào thời điểm cuối cùng. Chần chừ mãi, em cũng nói vào thời điểm cuối cùng. Mà là một cách nói hình tượng: Rằng bồ câu không chết trẻ bao giờ Thế là bao nhiêu dằn dỗi, quyết liệt kia bỗng được hóa giải. Không những thế, đang từ thế chủ động lại chuyển thành thế bị động, đang mạnh dạn bỗng thành sợ hãi, dù mới là một dự cảm khi nghe câu nói mà chợt nhớ ra: Anh sợ hãi, bây giờ anh mới nhớ Em hay là cơn bão tự ngàn xa. Nhưng bão thì cũng chỉ là gió lớn mà thôi. Cho nên không phải sợ hãi nhiều. Chàng trai đã đủ bình tĩnh để mời mọc: Quả tim anh như căn nhà bé nhỏ Gió em vào- nếu chán- gió lại ra Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Em đã vượt qua được quan niệm bồ câu không chết trẻ để bây giờ Hò hẹn mãi cuối cùng em đứng đó. Cơn bão liệu còn khả năng nổi gió được không khi mùa thu đã đi rồi? Những cơn gió mạnh liệu có vào căn nhà quả tim bé nhỏ mở rộng cửa đón mời? Và chàng trai, sau bao nhiêu chờ đợi, cái phút giây gặp gỡ này cũng đã muộn, là quá muộn "Mùa thu hoa cúc cướp anh rồi"! Có thể cướp lại được anh từ mùa thu và hoa cúc chăng? Có thể cướp lại. Nhưng có thể chăng cướp lại được mùa thu khi mùa thu đã ra đi? Có thể chăng cướp lại, làm tươi lại bông hoa cúc" Bốn cánh tàn, ba cánh sắp sửa rơi"?...Khả năng thật mong manh, nhưng chưa phải là hết khả năng. Tình thế chưa phải là tuyệt vọng, nhưng cũng gần tuyệt vọng. Câu hỏi còn để ngỏ cho cả hai người. Nhưng bài học về sự hò hẹn mãi cuối cùng...thì trở thành một bài học cho lứa đôi muôn thuở. Hà Nội 10/2005 |
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
THỜI HOA ĐỎ VÀ TRÁI TIM "CHÀNG ĐÀN ÔNG VÔ LÝ".
THỜI HOA ĐỎ Thanh Tùng
Dưới màu hoa như lửa cháy khát khao Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh Chẳng cho lòng ta yên Anh mải mê về một màu mây xa Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa Em hát một câu thơ cũ Cái say mê của một thời thiếu nữ Mỗi mùa hoa đỏ về Hoa như mưa rơi rơi Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi Như máu ứa của một thời trai trẻ Hoa như mưa rơi rơi Như tháng ngày xưa ta dại khờ Ta nhìn vào tận sâu mắt nhau Mà thấy lòng đau xót Trong câu thơ của em anh không có mặt Câu thơ hát về một thời yêu thương tha thiết Anh đâu buồn mà chỉ tiếc Em không đi hết những ngày đắm say Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ Không cho ai có thể lạnh lùng Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ Như vết xước của trái tim. Sau bài hát rồi em lặng im Cái lặng im rực màu hoa đỏ Anh biết mình vô nghĩa đi bên em Sau bài hát rồi em như thể Em của thời hoa đỏ ngày xưa Sau bài hát rồi anh cũng thế Anh của thời hoa đỏ ngày xưa. LỜI BÌNH của Hoàng Đình Quang Bài thơ được viết vào khoảng năm 1972 khi vừa đổ vỡ cuộc tình cùng người vợ ở Hải Phòng. Bài thơ là nỗi đau tột cùng thăng hoa thành định mệnh của tôi, thành tên gọi của Thanh Tùng. Đây là những lời tự bạch của nhà thơ Thanh Tùng. Người bình thường, người nghe hát bình thường, biết đến Thời hoa đỏ qua ca khúc nhạc của Nguyễn Đình Bảng. Đó là một bài hát hay, phổ cập và có thể nói rằng ca khúc ấy ở cấp độ phổ thông. Người yêu thơ, người làm thơ nghe bài hát thấy hay, rất hay. Khi tìm đến bài thơ viết từ ngót 40 năm qua, sao thấy không chỉ buồn mà còn đau nữa. Vết khứa trong tim thật sâu, thật day dứt bằng con dao cùn trớ trêu. Nhưng bài thơ không dành cho số đông, không dành cho các nhà phê bình. Nó dành hẳn cho những ai đang buồn, đang đau xót và túng quẫn, không có lối ra. Thanh Tùng viết rằng anh viết bài thơ này "khi vừa đổ vỡ cuộc tình cùng người vợ", tôi không tin, rất không tin. Có thể anh nói thế để giấu đi nỗi đau của mình, để "làm hàng" với dư luận mà thôi. Đây chắc hẳn là một mối tình khác, mối tình sau của anh và cũng là của em: Sau bài hát rồi em lặng im Cái lặng im rực màu hoa đỏ Anh biết mình vô nghĩa đi bên em Sau bài hát rồi em như thể Em của thời hoa đỏ ngày xưa Sau bài hát rồi anh cũng thế Anh của thời hoa đỏ ngày xưa. "Anh biết mình vô nghĩa đi bên em", là thế nào? Là làm sao phải thế? Là em của thời hoa đỏ ngày xưa kia! Không phải của anh! Anh cũng vớt vát để giả vờ xoa đi nỗi đau của mình: Anh của thời hoa đỏ ngày xưa. Thật vụng về, đáng thương! Cách đây nhiều năm, khi ngồi uống bia với Thanh Tùng, tôi hỏi: - Anh là tác giả của Thời Hoa đỏ. Bài thơ hay lắm, câu nào cũng hay! Khi nó được làm lời cho ca khúc cùng tên, bài hát cũng hay, có một số câu sửa đi theo yêu cầu của âm nhạc, cũng vẫn còn hay. Nhưng tôi đố anh, trong đó có một câu hay nhất, phải nói là cái đinh của bài thơ, Đến nỗi, nếu rút nó đi, thì bài thơ sẽ đổ, hoặc chí ít, nó cũng chỉ là một bài thơ tình ở mức trung bình? Đố anh biết nó là câu nào? Thanh Tùng ngớ người ra, lắc đầu: Chịu! Tôi tiếp: - Câu thơ đó không phải là câu thơ hay, để người ta phải chép vào sổ, hay được đem ra phân tích ngữ pháp. Nó chỉ hay khi đứng trong bài thơ này, và bài thơ này hay là nhờ nó... Vì bài thơ tình này không dành cho số đông. Nhìn vẻ mặt căng thẳng của Thanh Tùng, tôi càng tin rằng: thi sĩ làm thơ là bằng gan ruột, băng giây phút thăng hoa nhất định, chứ tuyệt nhiên không phải bằng chữ nghĩa, lại càng không phải bằng thủ pháp tu từ nào để người đọc tuỳ tâm suy diễn. Và khi nói điều này, tôi cũng là người suy diễn mà thôi: Ta nhìn vào tận sâu mắt nhau Mà thấy lòng đau xót Chỉ vì: Trong câu thơ của em anh không có mặt Đây là câu thơ mang toàn bộ nguồn cơn, là lý do sâu xa để có được bài thơ buồn đau xót thế này. Thanh Tùng như là rùng mình, lắc đầu nhìn tôi, im lặng! Nhưng Thanh Tùng ơi, và cả những người đang buồn đau ơi! Cuộc đời là thế. Đây là cái đẹp nhất mà chỉ cuộc đời mới có. Và những ai nhấp phải nỗi buồn này, nỗi trớ trêu này mới được tận hưởng sức mạnh của thi ca. Một lần khác, tôi đem điều này nói với một bạn gái. Bạn tôi có hơi xúc động, nhưng chỉ thoảng qua, rồi rành rọt: - Này chàng đàn ông vô lý ơi! Thế lúc đó anh ở đâu? Sao anh không chạy đến với tôi? Sao anh không xô đẩy, giải tán đám đông, thậm chí nếu cần thì vung nắm đấm lên để giành lấy tôi? Lúc đó tôi sẽ làm thơ về anh, sẽ ca hát về anh và thậm chí tôi sẽ khóc nức nở trên vai anh... Tôi chịu thua! Và tự an ủi trái tim "chàng đàn ông vô lý" bằng một câu khác: Anh mải mê về một màu mây xa Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ. Trưa ngày 28-9-2009 |
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
|
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
|||
Cây ngải đắng Olga Berggholz là một trong số những nhà thơ nữ tiêu biểu nhất của văn học Nga thế kỉ XX. Bên cạnh những vần thơ công dân, những trang thơ tình của bà có được sức sống lâu bền hơn cả. Thơ bà là tiếng nói của một tâm hồn phụ nữ nhạy cảm với trái tim nồng nàn yêu thương nhưng cũng luôn khắc khoải, lo âu trăn trở. (Olga Berggholz) “Cây ngải đắng” là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất đặc điểm đó của thơ bà. Bài thơ là tiếng lòng thổn thức của một người con gái trước cuộc tình lỡ dở:
Ngẩng cao đầu khép chặt lòng đau Hoa ơi hoa, hoa nở vì đâu Hoa ngải đắng của tình tôi yêu dấu? Hai ta cùng giấu giếm lẫn nhau Cố nuốt ngược vào tim lời từ giã Cầm chiếc khăn hoa của tôi, vội vã Anh xé mẩu khăn, nào biết có ý gì! Làm gì nữa anh ơi, chút tình si Mẩu khăn ấy tả tơi anh còn giữ? Làm gì nữa tôi ơi lòng đã lỡ Đường trần đi tìm hằn dấu những bước chân Chẳng làm gì nữa đâu lời âu yếm vô ngần Của người dưng hay người tôi thương mến Muôn nẻo quanh tôi loài cỏ hoa quyến luyến Ngải đắng ơi, hoa ngải đắng tình tôi! (Cây ngải đắng – Olga Berggholz, 1928 - Thuỵ Anh dịch)
Ngẩng cao đầu khép chặt lòng đau Hoa ơi hoa, hoa nở vì đâu Hoa ngải đắng của tình tôi yêu dấu?” …
Hoa ngải đắng của tình tôi yêu dấu?”…
Cố nuốt ngược vào tim lời từ giã Cầm chiếc khăn hoa của tôi, vội vã Anh xé mẩu khăn, nào biết có ý gì!
Anh xé mẩu khăn, nào biết có ý gi!
Mẩu khăn ấy tả tơi anh còn giữ? Làm gì nữa tôi ơi lòng đã lỡ Đường trần đi tìm hằn dấu những bước chân.
Làm gì nữa tôi ơi lòng đã lỡ Đường trần đi tìm hằn dấu những bước chân.
Cũng tiếng én kêu não ruột Làm sao lấy lại anh ơi Những gì thân thương đã mất? ( “Cánh én bên bờ dốc đứng”,1940 )
Chẳng làm gì nữa đâu lời âu yếm vô ngần Của người dưng hay người tôi thương mến Muôn nẻo quanh tôi loài cỏ hoa quyến luyến Ngải đắng ơi, hoa ngải đắng tình tôi!
Tôi mải mê hít căng mùi hương sâu lắng Ngải đắng đây, ngải đắng tình đời Nỗi đau của loài người giản đơn vô hạn Đã trở thành niềm cay cực riêng tôi Từ những cửa đập bê tông vẫn thoảng đưa về mùi hoa ngải Mùi hương yêu bất tử đưa đến tân nhà tôi” ( “Những lá thư viết trên đường” ) Loại cây ấy có một sự gắn kết kì lạ đối với Olga Berggholz. Bà được gọi là “cây ngải đắng” của thơ ca Nga. “Cây ngải đắng” ấy, dẫu trải qua bao nỗi bất hạnh vẫn sống, vẫn nở hoa, toả mùi hương cay nồng với đời.
Sao Thuỵ |
||||
![]() |
||||
![]() |
||||
Trang of 32 Tiếp >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không thể tạo đề tài mới Bạn không thể trả lời bài viết Bạn không thể xoá bài viết bạn đã gưi Bạn không thể sửa bài viết bạn đã gửi Bạn không thể tạo bình chọn Bạn không thể bình chọn |