![]() |
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
![]() ![]() |
Kiến thức Văn học | |
![]() |
![]() |
![]() ![]() |
<< Trước Trang of 32 Tiếp >> |
Tác giả | Nội dung |
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
Về quê
Đoàn Văn nghiêu
Anh dắt tay em
Về lại quê nghèo Tìm nơi đồng ruộng
Câu hát chèo đánh rơi Cánh cò xưa khảm ngang trời
Để nay câu hát ru hời Chao nghiêng. Quê nghèo! Giàu nỗi niềm riêng Dầm trong bùn nước Một miền nhớ thương. Mùa nay thóc phơi kín đường Rơm quê trải lối Cơm thơm bát đầy. Cánh cò xưa Bỏ đất này Bởi đồng vang tiếng máy cày quanh năm Hội làng rộn tiếng hát văn Điệu chèo đánh thức Bao năm lại về. Trăng vui sà xuống miền quê Gái trai dìu dặt Câu thề trao nhau. Mừng quê!
Thay áo, đổi màu Đói nghèo đọng xuống bùn sâu mấy tầng Em về! Vui gấp mấy lần Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng ---------------------------------------------------- Tôi lại nhớ câu hát “Đưa nhau ta thì về” trong bài “Về quê” của nhạc sĩ Phó Đức Phương. Bài thơ “Về quê” của Đoàn Văn Nghiêu cũng phảng phất chút hồn quê như vậy, trai gái dắt nhau về trong ngày hội vào mùa:
Anh dắt tay em Về lại quê nghèo Nhìn đôi uyên ương đưa nhau về quê chuẩn bị cho lễ cưới mới hạnh phúc làm sao. “Anh dắt tay em” – họ tay trong tay ấm nóng chút tình quê. Ở nơi đó, có chàng trai vụng về đánh rơi câu hát chèo ngày hội, để bàn tay lạc hơi ấm bàn tay. Giờ ta đưa nhau về quê nghe em – về hát lại bài hát tình quê ngày xưa mà anh còn chưa thuộc hết, bỏ quên khúc dạo đầu giữa đồng ruộng mênh mông: Tìm nơi đồng ruộng Câu hát chèo đánh rơi Chàng trai khôn ngoan mời cô gái về quê nhưng nhắc với em là để tìm lại câu hát chèo ngày ấy. Cô gái nào không vui khi được đi bên một chàng trai luôn nhớ tới cội nguồn. Anh tìm câu hát xưa khác gì tìm em, ngày hội làng xưa lúc nào chẳng có trai có gái, giờ anh dắt em về để ra mắt mẹ, để cùng em hát hội trăng rằm. Tình tứ làm sao khi anh muốn gửi gắm tình yêu cho một cô gái qua hình ảnh “câu hát chèo bỏ quên”. Cô gái mỉm cười nhìn anh, em theo anh về. Về quê để thấy: Cánh cò xưa khảm ngang trời Để nay câu hát ru hời Chao nghiêng. Quê nghèo! Giàu nỗi niềm riêng Dầm trong bùn nước Một miền nhớ thương. Về với anh nghe em, quê anh nghèo “hai sương một nắng”, có những người nông dân chở nỗi niềm riêng qua cánh cò chao nghiêng vào mỗi buổi chiều. Quê anh nghèo nhưng tình thương lại dạt dào và mênh mông như đồng lúa thẳng cánh cò bay…Họ chân chất, mộc mạc nhưng không gì có thể đổi lấy thứ tình cảm quê hương, làng xóm ấy. Vì nơi đó, có cả một miền nhớ thương em có biết không? Mùa nay thóc phơi kín đường Rơm quê trải lối Cơm thơm bát đầy. Cánh cò xưa Bỏ đất này Bởi đồng vang tiếng máy cày quanh năm Người con trai đã không dấu nổi niềm vui khi khoe với cô gái rằng quê anh đang ngày càng đổi mới. Nào thóc phơi kín đường, nào cơm đầy bát…và cánh cò xưa đã bỏ lại đất này bởi tiếng máy cày rộn rã quanh năm. Hình ảnh bát cơm đầy gợi lên sự ấm no, đầy đủ. Em ơi, cực khổ qua rồi, cánh cò lặn lội, cánh cò ước mơ cho một mùa bội thu nay đã thành sự thật. Em chớ buồn vì cái cảnh thôn quê. Em có nghe chăng: “đường về thôn em, duyên dáng bên ven sông, con thuyền xuôi mái…”? Nếu được nghe, em sẽ hiểu quê cũng có những nét đáng yêu. Hội làng rộn tiếng hát văn Điệu chèo đánh thức Bao năm lại về. Trăng vui sà xuống miền quê Gái trai dìu dặt Câu thề trao nhau. Anh đã tìm được rồi em ơi! Chàng trai như reo vui cùng hội làng và tự hào với cô gái rằng hội làng vẫn rộn tiếng hát văn, tiếng hát chèo năm đó. Đừng buồn nghe em vì anh là người biêt tôn trọng quá khứ, anh sẽ bù đắp cho em, mạng lại niềm vui cho em bằng chính những câu hát đậm chất thủy chung, trữ tình của quê mình. Anh sẽ lại gọi trăng về, ánh trăng quê mà giữa phố phường chật hẹp hiếm khi nào em được nhìn thấy. Anh sẽ giữ trọn tình yêu thủy chung với em như tình yêu với tiếng hát chèo cổ vậy. Tiếng hát có em, tiếng hát có tình. Trăng vui sà xuống miền quê Gái trai dìu dặt Câu thề trao nhau. Sẽ còn thi vị gì không nếu như anh phải hát một mình? Vậy nên, phải có đôi để “gái trai dìu dặt”, để họ trao nhau câu hẹn, câu thề dưới ánh trăng quê. Ánh trăng tình tứ như cũng muốn đùa dỡn cùng các chàng trai, cô gái. Làng quê đậm chất thơ thế kia thì có cô gái nào mà chẳng muốn về! Chàng trai vẫn điệp khúc hân hoan: Mừng quê! Thay áo, đổi màu Đói nghèo đọng xuống bùn sâu mấy tầng Em về! Vui gấp mấy lần Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng Vẫn niềm vui, niềm hân hoan không dấu được trong câu hát của anh. Anh vui bởi làng quê đã “thay áo, đổi màu”, bởi “đói nghèo”đã “đọng xuống bùn sâu mấy tầng”. Nhưng còn niềm vui khác lớn lao hơn. Có niềm vui nào hơn khi quê hương mình đổi mới? Quê hương anh đổi mới, anh đã khoe mãi rồi. Khoe nhiều lắm, suốt cả bài thơ chỉ thấy anh ca ngợi quê hương, mãi đến câu kết, ta mới thấy anh đã cho cô gái một sự bất ngờ: Em về! Vui gấp mấy lần Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng. Thì ra, ngoài niềm vui về quê hương, anh còn niềm vui khác nữa. Đó là niềm vui khi có em về, niềm vui của một chàng trai sắp có vợ, dù xa quê nhưng anh không quên điệu hát chèo. Niềm vui đó được nhân lên gấp bội. Và hình như, hình ảnh những chàng trai khéo léo khi tán tỉnh ta đã từng bắt gặp trong bài ca dao “Tát nước đầu đình”: “Áo anh đứt chỉ đường tà Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu…” Còn ở đây, chàng trai cũng ý tứ cho cô gái biết tình cảm của mình qua việc nhân niềm vui lên “gấp mấy lần” so với niềm vui quê hương đổi mới: Em về! Vui gấp mấy lần Điệu chèo, câu hát trong ngần đêm trăng LÊ DUYÊN Ngày 31-05-2008 |
|
![]() |
|
![]() |
|
Chubengheokho
Newbie ![]() Gia nhập: 05 Nov 2011 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 13 |
![]() ![]() ![]() |
ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM
(Hoài Vũ) Em gửi gì trong gió trong mây Ðể sáng nay anh lên Vàm Cỏ Tây Hoa tràm e ấp trong vòm lá Mà khắp trời mây hương tỏa bay! Dù đi đâu dù xa cách bao lâu Dù gió mây kia đổi hướng thay mầu Dù trái tim em không trao anh nữa Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau Gió Tháp Mười đã thổi, thổi rất sâu Có nỗi thương đau có niềm hy vọng Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng Hương tràm bên anh, mà em đi đâu? Dù đi đâu và xa cách bao lâu Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao... LỜI BÌNH: Cái ánh mắt biếc xanh như vòm lá tràm ấy cứ ám ảnh tôi, cứ bám riết lấy tôi theo từng câu từng chữ khi đọc bài thơ này và nghe bản nhạc phổ cho bài thơ này. Nó ám ảnh tôi có lẽ bởi trước hết nó lúc nào cũng trong biếc, tinh khôi trong mắt, trong tim, trong óc, trong trí tưởng tượng của chàng trai đa tình và chung tình kia. Cái hình ảnh ấy cuối bài thơ mới xuất hiện, nhưng đọc một lần, để ý xem lại, ta thấy dường như nó hiển hiện trong toàn bộ bốn khổ thơ cũng đa tình và chung tình này! Hoài Vũ đã khéo léo gửi cái ánh mắt ấy vào trong lá tràm. Để rồi bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Cái xứ Tháp Mười này cũng trở thành xứ tràm – xứ em! Này nhé: “Anh vẫn thấy bóng em giữa bóng tràm bát ngát Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…” Em là bóng tràm. Em là mắt lá tràm. Em là hương tràm. Và vì thế cho nên rất dễ hiểu vì sao trong bốn khổ thơ, khổ nào cũng gió tràm, cũng mây tràm, cũng hương tràm, lá tràm… Và vì thế cho nên “Đi trong hương tràm” chính là đi trong tình em! Bốn khổ thơ, cuối mỗi khổ đều quấn quyện hương tràm, tưởng như cả bài thơ ngập trong cái hương tràm xôn xao kia. Khổ thứ nhất: “Mà khắp trời mây hương tỏa bay”, khổ thứ hai: “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”, khổ thứ ba: “Hương tràm bên anh mà em đi đâu?”, khổ thơ thứ tư: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao”. Mỗi khổ thơ là một khổ hương tràm, một sắc thái hương tràm. Và mỗi khổ cũng là một sắc thái tâm trạng của nhân vật trữ tình “anh”. Tất cả đắm say trong hương tràm, trong “tình em”. Ngay từ khổ thứ nhất đã say đắm: “Hoa tràm e ấp trong vòm lá Mà khắp trời mây hương tỏa bay” Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Tuy nhiên, cái đắm say ấy cũng mới chỉ là bước khởi đầu của một chuỗi diễn biến tâm trạng của “anh”. Nó mới chỉ là cái đắm say của cảnh, của lá tràm, bóng tràm thực tại. Khổ hai, tâm trạng bắt đầu vận động theo hương tràm. Sau một loạt những “Dù” phũ phàng và đau đớn là “Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau”. Từ bông hoa tràm mà thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay đến không có “em” mà vẫn có thể “cho ta bên nhau” qua “một thoáng hương tràm” thì cái liên tưởng ở đây đã có chiều hướng đi sâu vào tâm tưởng. Và như một quy luật của logic tâm hồn, khi chạm đến những gì là của tâm tưởng, của tâm thức thì sau phút đắm say sẽ là nỗi đau. Mà sự đắm say càng sâu thì nỗi đau càng giằng xé, càng quặn thắt. Cái thực tại phũ phàng “Hương tràm bên anh, mà em đi đâu” như muốn phá tan tất cả những hư ảo mơ màng của không - gian - tràm trước đó. Nhưng có lẽ vì anh chung tình quá nên cái không - gian - tràm ấy không dễ gì mà phá vỡ được. Và đến khổ cuối thì cái cảm xúc: “Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao” đã trở thành siêu liên tưởng! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. |
|
![]() |
|
Chubengheokho
Newbie ![]() Gia nhập: 05 Nov 2011 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 13 |
![]() ![]() ![]() |
Ghen
Cô nhân tình bé của tôi ơi ! Tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười Những lúc có tôi và mắt chỉ Nhìn tôi những lúc tôi xa xôi. Tôi muốn cô dừng nghĩ đến ai Đừng hôn dù thấy cánh hoa tươi(*) Đừng ôm gối chiếc đêm nay ngủ Đừng tắm chiều nay biển lắm người. Tôi muốn mùi thơm của nước hoa Mà cô thường xức chẳng bay xa Chẳng làm ngây ngất người qua lại Dẫu chỉ qua đường khách lại qua. Tôi muốn những đêm đông giá lạnh Chiêm bao đừng lẩn quất bên cô Bằng không tôi muốn cô đừng gặp Một trẻ trai nào trong giấc mơ. Tôi muốn làn hơi cô thở nhẹ Đừng làm ẩm áo khách chưa quen. Chân cô in vết trên đường bụi Chẳng vết chân nào được dẫm lên. Có nghĩa là ghen quá đấy mà thôi Thế nghĩa là yêu quá mẩt rồi Và nghiã là cô là tất cả Cô là tất cả của riêng tôi . Ghen có thể nói là một đặc tính cố hữu của tình yêu đôi lứa. Một điều nghe đã quá đỗi quen thuộc nhưng không hề cũ trong mọi thời đại. Nó đã tồn tại lâu đời , như một thực tại khách quan trong ý thức hệ của con người từ khi sinh ra và còn tồn tại mãi mãi cùng với cuộc sống của con người trong vũ trụ.
Đã có không biết bao nhiêu giấy mực của nhiều tác giả tự cổ chí kim viết về cái sự ghen trong tình yêu . Cũng không phải ít những sự bàn thảo phi giấy mực về ghen theo lối khẩu ngữ lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay .Người ta đã và vẫn sẽ còn viết mãi về cái đề tài muôn thuở ấy dưới nhiều góc độ khác nhau : tích cực có, tiêu cực cũng có. Khoan hãy nói về cái mặt trái hay cái tính tiêu cực của cái ghen gây ra những tấn bi kịch theo kiểu Hoạn Thư ngày trước hay những trận tạt a xít , hoặc ẩu đả , làm hại danh dự , nhân phẩm và thể xác lẫn nhau vì ghen tuông một cách quá đáng (của một số cái ghen để trong ngoặc kép ) ở một số người trong cái thời buổi @ này mà ta hãy bàn về cái nét thi vị, cái mặt tích cực , cái gia vị đặc biệt làm thăng hoa tình yêu của cái ghen trong tình yêu của nam và nữ như trong bài thơ Ghen trên đây của nhà thơ Nguyễn Bính. Thiết tưởng khi đọc xong bài thơ, ai cũng thấy có cái riêng rất tâm đắc của mình trong cái chung rộng lớn ấy. Bản chất của tình yêu là không thể chia sẻ . Bất cứ một sự chia sẻ nào cũng làm cho tỉnh yêu trở nên không trọn vẹn và mất đi sự thiêng liêng của một thứ vốn có tính chất bền vững vĩnh cửu trong đời sống tinh thần của nhân loại.
Khi đã có lòng yêu ai, người ta chỉ muốn người ấy chỉ là của riêng mình một cách tuyệt đối. Vì thế cái ghen luôn luôn tỷ lệ thuận với mức độ mãnh liệt trong tình yêu hay nói cách khác, nó chính là thước đo tình yêu .Theo đó, những người yêu chưa hết mình, theo kiểu nửa vời hoặc những kẻ tính toán, hẳn nhiên không thể có cái ghen nồng nàn , đáng yêu, đẹp đẽ như một người có sự trao gửi tuyệt đối về tư tuởng và hành động đối với người mình yêu. Trở lại với bài thơ, cái điệp khúc " tôi muốn ...." được lặp đi lặp lại nhiều lần trong bài, trong nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau của đời sống thường nhật mà người yêu của anh đang trú ngụ trong cõi thực . Những sự mong muốn sở hữu ấy, thậm chí có lúc trở nên vô lý, vì người con trai rất "lạ lùng " kia còn có cả cái tính ghen với những sự vật vô tri vô giác , mà cô gái thường sử dụng như : những cánh hoa,như chiếc gối, ....chỉ vì chúng có được cái diễm phúc rất to lớn là thường xuyên được cô gái ôm ấp, nâng niu , và hôn một cách rất tình tứ, say mê. Trong cõi thực , anh chàng si tình đó vẫn có cái sự ghen rất nhạy cảm đối với những việc làm của cô gái : ví như cô đi tắm biển chẳng hạn . Không thể nói là cái ghen vô lý được nữa, bởi ở cái bãi biển đó, cô gái đã phô bày hầu hết cơ thể như một sự trở về nguyên thủy với thiên nhiên. Một mình cái biển xanh không thôi với những bờ cát phẳng lì tyệt đẹp, với những con sóng bạc đầu dữ dội , điệp điệp trùng trùng, đầy thèm khát ấy cũng đã đủ làm cho một người con gái thấy ngượng ngùng e thẹn, giống cái ngượng của một người con gái khác khi tắm dưới cái ánh trăng , của Hàn Mặc Tử : "Ô kìa bóng nguyệt trần truồng tắm, Lộ cái khuôn vàng dưới đáy khe " Huống hồ là trước cái bãi biển đông người, với hàng ngàn hàng vạn những ánh mắt đang chiêm ngưỡng cái vẻ đẹp tuyệt vời của cô, một sản phẩm tuyệt tác của tạo hóa, hỏi làm sao chàng trai của chúng ta lại không ghen cho được ? Nói về một chi tiết thứ hai, bằng cách chọn lọc một số hình ảnh tiêu biểu, Nguyễn Bính nhắc đến dấu chân của người con gái . Hẳn là cô gái ấy phải đẹp lắm , nên cái dấu chân kia mới gây nhiều ấn tượng cho chàng trai của chúng ta , ca dao nói : " Người xinh đi đứng cũng xinh Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn " Tự cổ chí kim, người ta còn nói đến gót chân của người phụ nữ , như nói tới một vẻ đẹp nhuần nhị, dịu dàng, thể hiện tính cách bên trong đầy nữ tính của người con gái. Vết chân của con gái , tất nhiên khác với vết chân của người con trai, bởi nó được cấu thành trên cơ thể của một giới "chân yếu tay mềm". Những dấu chân của phái đẹp nói chung như những điểm xuyết mà tạo hoá ban xuống tô điểm cho bãi biển đời người của trần thế, một nét hoa văn nổi bật giữa những bàn chân thô nhám của cánh mày râu . (Mai Trang)
|
|
![]() |
|
Chubengheokho
Newbie ![]() Gia nhập: 05 Nov 2011 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 13 |
![]() ![]() ![]() |
BÌNH THƠ - CHỊ ƠI , XUÂN VỀ (Phạm Duy Tân)
Chị ơi,chim én về rồi cành xuân gió lẩy, bồi hồi lạ chưa biết rằng chị thưở ngày xưa hài rơm,nhẫn cỏ chạm vừa lòng nhau đồng làng em trước ,chị sau tập làm người lớn buồng cau dạm nhà ông mai bà mối như là cô dâu chú rể cuống ca,cuống cuồng roi bà giục dặt tay luôn lại đây ai bẻ trộm buồng cau xanh lệ tròn mắt chị long lanh chân run em đứng chòng chành dạ thưa lắc đầu bà mắng lạ chưa hài rơm,nhẫn cỏ ngày xưa bây giờ ngoài trời khóm trúc dăng tơ nhìn chim én liệng mấy bờ rưng rưng... -------PHẠM DUY TÂN-------- Chị ơi,chim én về rồi cành xuân gió lẩy bồi hồi lạ chưa Tôi đã đọc nhiều bài thơ xuân,với rất nhiều hình tượng của mùa xuân trong đó.Nhưng, khi đọc bài thơ này,tôi vẫn xúc động trước mùa xuân ở đây.Chỉ bằng hai câu thơ thôi với rất ít hình ảnh:một cánh én,một làn gió xuân,một cành xuân run nhẹ mà sao tôi đã thấy mùa xuân tràn trề,thấy như cả đất trời đang rạo rực,từng mầm cây ,ngọn cỏ đang cựa mình ,tách vỏ vươn lên.Tôi chợt thấy ùa về theo cánh én là làn gió xuân hây hẩy,nồng nàn,âm ấm để cho lòng chợt bồi hồi ,mềm lại,mở ra cho kỷ niệm ùa về... Ngày xưa...câu chuyện ngày xưa đẹp như cổ tích,trong suốt như pha lê. Biết rằng chị thưở ngày xưa hài rơm-nhẫn cỏ chạm vừa lòng nhau Chị,hẳn chỉ mười ba,mười bốn tuổi Em,chỉ độ mươi,mười hai tuổi Em tự nguyện làm cái đuôi của Chị,lẽo đẽo theo Chị khắp đồng làng,ngõ xóm.Lứa tuổi thần tiên chưa bị vẩn đục bởi cuộc đời,cho "hài rơm,nhẫn cỏ" quí hơn hết thảy châu báu sau này.Đã mấy lần tôi thầm hỏi, vì sao tác giả lại dùng chữ "chạm " ở đây,nếu dùng chữ "cho "thì có phải đơn giản và dễ hiểu hơn không? Thường khi "chạm" là phải rất khẽ ,rất nhẹ...Với "hài rơm-nhẫn cỏ" phải chăng Chị và Em ở đây đã "chạm" được vào một miền ký ức thiêng liêng trong đời,"chạm" vào những rung động đầu đời,như "chạm" khẽ vào sợi tơ lòng mảnh nhất ,để tiếng ngân trong vắt của nó cũng chẳng dễ nhận ra. Để có một ngày...Chị và Em "tập làm người lớn",bẻ trộm buồng cau xanh của bà làm "ông mối,bà mai" Họ còn trẻ quá,trong trắng quá nên khi bị bà bắt được,mới dứ dứ ngọn roi là Chị đã nước mắt lưng tròng.Ô kìa,sao đang là "ông mối,bà mai"mà lại hoá thành "cô dâu-chú rể cuống ca cuống cuồng " Bắt quả tang hai chị em rồi nhé,chỉ giả vờ là "ông mối,bà mai " thôi,thực ra là muốn chơi trò "cô dâu -chú rể "kia.Sự chuyển hướng này thật bất ngờ mà lại rất dễ thương. lệ tròn mắt chị long lanh chân run em đứng chòng chành dạ thưa Em lúc này còn nhỏ nhưng đã tỏ ra có phong độ của đấng nam nhi.Trước "lệ tròn mắt chị long lanh" chỉ chực vỡ ra,oà xuống Em đã cố gồng lên ,chòng chành trên đôi chân run rẩy để nhận về trách nhiệm cho mình,khiến cho bà cũng phải lắc đầu,chịu thua... Lạ kỳ thay là mùa xuân,gió xuân,mưa xuân và những sợi tơ hồng giăng tơ trên khóm trúc.Ai xui xuân về để lòng Em bỗng rưng rưng nỗi nhớ...vẫn vẹn nguyên trong Em "hài rơm,nhẫn cỏ" để thầm thì Em gọi Chị ơi chim én về rồi cành xuân gió lẩy bồi hồi lạ chưa....... |
|
![]() |
|
Chubengheokho
Newbie ![]() Gia nhập: 05 Nov 2011 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 13 |
![]() ![]() ![]() |
TÌM
Tôi đi tìm lại chính tôi Bầu trời quá rộng Lòng người lại sâu Tìm mình,chẳng thấy mình đâu Qua sông,sông rộng Qua cầu,cầu trơn Đường xa,gối mỏi,chân chồn Quay về chốn cũ Thả hồn ngu ngơ... Tôi tìm tuổi dại ngây thơ Vấn vương ánh mắt...cứ ngờ rằng yêu Tôi tìm lại những buổi chiều Nước Hồ Gươm mặn Bao nhiêu lệ đầy Tìm trong màu nắng,màu mây Lời yêu xưa... Gió thổi bay mất rồi Tìm bao cảm xúc đầu đời Lòng giờ hoang vắng bởi người mang đi Tôi tìm... Chẳng biết tìm chi Tim hoài ảo vọng Còn gì cho tôi Nủa đời người cứ chơi vơi Tôi tìm... Tìm mãi... Một thời xuân qua... Cảm nhận từ: [Khách] ĐÂY LÀ CẢM NHẬN CỦA BÀI TÌM Tôi gặp bài thơ này,dịu dàng mà sâu lắng quá,chợt ùa dậy trong lòng mình bao cảm xúc rất trẻ,chợt cũng muốn đi tìm... Có bao giờ trong cuộc đời này,bỗng một hôm bạn chợt hụt hẫng,cảm thấy như thiếu một cái gì,như đánh rơi mất một quãng đời của mình ở đâu đó... Có bao giờ bạn tự đi tìm lại chính mình,tìm những yêu thương,giận hờn,nhung nhớ đã chìm đi trong cơm áo gạo tiền,trong những lo âu vặt vãnh của đời thường... "Tôi đi tìm lại chính tôi" vì mình đã tự đánh mất mình,đánh mất những khát vọng,mộng mơ của một thời tuổi trẻ... Con đường đi tìm lại chính mình cũng chẳng dễ gì Bầu trời quá rộng Lòng người lại sâu và Qua sông-sông rộng Qua cầu-cầu trơn Câu thơ ở đây ngắt từng nhịp ngắn,như điểm lại mỗi chặng đường,như lời than,như tiếc nuối,nhũng tháng năm đã qua đi,mái đầu điểm bạc,"đường xa,mắt mỏi,chân chồn "mà vẫn chẳng tìm thấy mình đâu.Mình hôm nay đã mang trong mình bao vết thương nông sâu của cuộc sống."Tìm mình... chẳng thấy mình đâu",câu thơ như một tiếng thở dài rất nhẹ mà xa xót làm sao. Đến đây,tác giả lại cho mình quay trở về với một quãng đời hoa mộng,với những kỷ niệmcủa một thời tuổi trẻ dại khờ,có nắng,có mây,có ánh mắt ai vấn vương,có cả một tình yêu ngộ nhận"cứ ngờ rằng yêu". Tôi tìm lại những buổi chiều Nước Hồ Gươm mặn Bao nhiêu lệ đầy Đọc đến đây,tôi giật mình vì cách dùng từ thật tài tình.Tôi chờ đợi tác giả viết:nước hồ trong,nước hồ xanh hay nước hồ long lanh...Nhưng không,tôi gặp ở đây ,lần đầu tiên,một Hồ Gươm nước mặn đắng,một Hồ gươm đong đầy nước mắt của một thời hoa mộng,nặng trĩu u buồn,vắt kiệt cảm xúc của người con gái trong mối tình đầu.Hẳn mối tình ấy trong trái tim em phải sâu đến đâu,phải nặng thế nàothì em mới mang mãi trong tim đến hết "nửa đời người" như vậy chứ . Bâng khuâng,tôi lại nghĩ vẩn vơ về"lời yêu xưa" mà tác giả nhắc đến ở đây."Lời yêu xưa "ấy,ai đã thốt ra,có dễ dàng không,có hời hợt không mà sao nghe nhẹ lắm,"gió thổi bay mất rồi " cơ mà.Chao ôi,mối tình đầu của em,có gì đâu nhỉ,chỉ một "ánh mắt vấn vương",chỉ một "lời yêu" nhẹ bỗng,một lời yêu thật vu vơ,có khi ai đó chỉ thả bâng quơ mà lại làm đau cả một đời người con gái,vắt kiệt mọi "cảm xúc đầu đời" của em để nước Hồ Gươm chuyển mặn,để "lòng giờ hoang vắng" để Nửa đời người cứ chơi vơi Tôi tìm ... Tìm mãi... Một thời xuân qua... mà có thấy gì nữa đâu,còn đọng lại gì đâu,chỉ có Tim hoài ảo vọng còn gì cho tôi. Tôi chợt thấy sợ,biết đâu,trong đời này mình đã vô tình làm đau ai đó. Bài thơ ngắn thôi,nhưng lại mang đến cho tôi cảm xúc thật nhiều.Bài thơ đọc lên thật nhẹ nhàng nhưng lại rất đậm nét tinh tế của những người con gái Hà Nội xưa.Tôi chắc chắn rằng,chỉ có những người thiếu phụ thanh lịch của đất Tràng An mới có thể viết về nỗi buồn của mình mềm mại thế,duyên dáng thế... |
|
![]() |
|
Chubengheokho
Newbie ![]() Gia nhập: 05 Nov 2011 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 13 |
![]() ![]() ![]() |
GIÁ NHƯ
Giá đừng nhấp chén ly bôi Vội trao chót lưỡi bờ môi say mềm Lục tìm một ánh sao đêm Thiên thai người đã để quên yếm đào. Giá đừng ngắt cánh hoa đào Tìm mơ non để lạc vào vườn mai Bây giờ lệ nhỏ bờ vai Ngực tôi người áp than hoài...giá như... Nếu xưa không nhận phong thư Say lời đường mật mây mưa trốn tìm Để nay đáy bể rớt kim Đất trời muôn ngả biết tìm nơi nao? Xưa đừng mộng ước trăng sao Chẳng mơ trái cấm động đào dấn thân Cũng như thấu được tình xuân Vẫn không giữ nổi bước chân đông ngàn. Nay người bỏ ngãi tham vàng Để riêng ta nỗi bẽ bàng đơn côi Xưa đừng nhấp chén ly bôi Đừng say mộng tưởng để rồi...giá như... 29.11.06 KIM YẾN Xin bình đôi dòng theo cảm tính ! Chuyện văn chương xưa nay có nhiều trường phái, ở thời tuổi trẻ bây giờ họ sống và làm việc theo những mô típ khẩn trương, mạnh mẽ, quyết đóan và nói thế nào nhỉ… đi tìm cái mới, cái lạ. Thế nhưng, thời gian thăng trầm, cũng có lúc văn chương trở về với cổ truyền - vẫn dáng dấp huyền thoại nhưng chứa ẩn một nét rất mới, rất riêng… đó là tìm trong lục bát nhưng ngôn từ, những gieo vần phá phách nhưng không làm mất đi truyền thống của nó. Tôi trở lại với bài thơ : Giá như - của anh Kim Yến! Chuyện tình yêu, chuyện đời sống tinh thần hay những mơ ước thì ở đâu cũng gặp, ở đâu cũng có… Kim Yến đã để lại một bài thơ mà theo tôi là vừa đủ để nói lên một sự nuối tiếc, một niềm trăn trở . Anh đã nói hộ nhiều người cái điều tưởng cũ kỹ ấy: Giá như… Vâng, Giá đừng nhấp chén ly bôi … Giá đừng ngắt cánh hoa đào … Những cái giá… phải trả khi người ta đã lỡ giành cho mình một tình bạn, một tình yêu mà đôi khi như cái duyên được hội ngộ… để mang theo mình suốt quãng đời day dứt nhớ nhung. Chẳng ai từ chối một ly rượu mời và cũng không thể đoán được nó sẽ làm đau lòng người về sau này bởi ly rượu đó. Chẳng ai từ chối ngắm hoa, nâng niu bông hoa để biết rằng sau này vương vấn - dỗi hờn đến thế… Nên họ vẫn sẵn sàng nhận đấy thôi! Tôi thích ngôn từ thả chữ…giữa cho và nhận của anh, nó cứ tự nhiên như thể được người ta đặt sẵn một bữa tiệc tao ngộ . Hơn một lần tôi cũng nghe người ta than trách thân phận… giá như… Cái than trách không đem nguời ta nhúng đầm đìa nước mắt, cái than trách không làm cuộc tao ngộ mất đi giá trị mà nó lại như một công nhận …cảm ơn người đã cho tôi được gặp… ước mơ vẫn chỉ là ước mơ mà thôi, đôi khi người ta lại cứ vin vào ước mơ để tự dối lòng, để lại tiếp tục sống… thì đây, lời trách kia cũng tự bằng lòng với những khát khao chưa toại nguyện, nhói lòng đấy, nhưng cũng tự nhủ … may mà còn được nói giá như… Ngực tôi người áp than hoài...giá như... Làm thơ Lục bát muốn cho hay rất khó, đôi khi người ta tưởng dễ làm, dễ đọc vì chính nó như một lời ru, lời hát - nhưng nó cũng rất dễ xáo mòn, rẻ rúng khi hời hợt với ngôn từ. Cảm ơn Kim Yến với bài thơ lục bát rất tâm đắc nhé. |
|
![]() |
|
Chubengheokho
Newbie ![]() Gia nhập: 05 Nov 2011 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 13 |
![]() ![]() ![]() |
Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ
Được sáng tác vào năm 1964, sau hơn 40 năm, Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ vẫn được nhiều người yêu thích. Bài thơ có mặt trong hầu hết các tuyển tập thơ Việt Nam hiện đại. Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ Tươi như cánh nhạn lai hồng Trưa một ngày sắp ngả sang đông Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ. Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa Chồng của cô sắp sửa đi xa Cùng đi với nhiều đồng chí nữa Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia ly Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi Và rạng đông đang hừng trên nét mặt Một rạng đông với màu hồng ngọc Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai... Ngày mai sẽ là ngày sum họp Đã tỏa sáng những tâm hồn cao đẹp! Nắng vẫn còn ngời trên những lá si Và người chồng ấy đã ra đi... Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau..." Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy Cái màu đỏ như màu đỏ ấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp Một làng xa giữa đêm gió rét... Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như không hề có cuộc chia ly... * Lời bình của Tú Anh Người đọc cho tôi nghe lần đầu bài thơ này là nhà thơ Tô Hà. Anh đọc thuộc lòng, riết róng và nức nở. Tô Hà đọc thơ bao giờ cũng riết róng, nhưng không phải khi nào cũng nức nở như khi đọc thơ Nguyễn Mỹ. Dường như trong mỗi câu thơ đều thấm đẫm nước mắt nhớ thương người bạn đã vĩnh viễn ra đi. Và khi đọc đến câu thơ cuối cùng, Tô Hà đã khóc thật, khóc nức nở, đến nỗi những câu thơ bỗng nhòe đi, thảng thốt lạ lùng: Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như không hề có cuộc chia ly! Nhà thơ Bằng Việt từ trong phòng làm việc của Tạp chí Tác phẩm mới bước ra, ngạc nhiên hỏi: - Sao Tô Hà... khóc? - Vì đọc thơ Nguyễn Mỹ! - Tôi trả lời. Nghĩ ngợi một lát, Bằng Việt bảo: - Mình sẽ giúp Tô Hà in tập thơ cho Nguyễn Mỹ! Phải in cho bằng được! Suốt mấy chục năm qua, mỗi lần chạm vào Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ, tôi không sao quên được kỷ niệm xưa. Vậy mà, cuộc kháng chiến chống Mỹ đã đi qua trọn ba mươi năm rồi, tôi vẫn chưa viết được dòng nào về Nguyễn Mỹ và bài thơ định mệnh ấy của anh! Cũng như tôi, bao thế hệ nhà thơ trước và sau chiến tranh, đều yêu thích Cuộc chia ly màu đỏ của Nguyễn Mỹ. Vì sao vậy? Cùng với bài thơ Con đường ấy, Cuộc chia ly màu đỏ xuất hiện thường xuyên trong hầu hết các tuyển tập thơ Việt Nam hiện đại, chứng tỏ sức sống và vẻ đẹp trường tồn của nó. Vì sao? Bài thơ được viết vào năm 1964, năm đầu tiên giặc Mỹ đem máy bay đánh phá miền Bắc. Chiến trường miền Nam đang đánh và thắng lớn, kêu gọi lớp lớp thanh niên lên đường vào mặt trận. Những cuộc chia tay, tiễn đưa người lính ra chiến trường diễn ra từng ngày, từng giờ, làm xao xuyến trái tim thi sĩ. Nguyễn Mỹ đã chọn đúng thời điểm này để viết bài thơ, Cuộc chia ly màu đỏ như là một tất yếu khách quan. Ngay từ cái "tít" bài thơ đã khác người, đã làm cho bạn đọc phải sửng sốt. Sao lại "chia ly"? Hai từ này là hai từ tuyệt đối "cấm kỵ" trong thời buổi đó. Chỉ có thể nói tạm biệt, chia tay, chúc chân cứng đá mềm và hẹn ngày gặp lại... chứ sao lại nói "chia ly"? Vậy mà Nguyễn Mỹ vẫn gan góc viết là "Chia ly". May sao, đó là cuộc "chia ly màu đỏ". Một cuộc chia ly có màu, màu đỏ, vừa là cái giá đỡ, cái khiên che, vừa là một ẩn dụ đầy linh nghiệm. Nhân vật trữ tình - nhà thơ - ở đây là nhân vật thứ ba, là người quan sát. Nhà thơ cảm thấy, trong cuộc chia ly này, mình phải là kẻ khách quan, là người quan chiêm mới thỏa đáng, và ngầm tuyên bố rằng: Hỡi các bạn, tôi là kẻ đứng ngoài đấy nhé! Bất chợt trưa nay, Trưa một ngày sắp ngả sang đông/ Thu bỗng nắng vàng lên rực rỡ, tôi vô tình lạc bước vào công viên và chợt bắt gặp một cô áo đỏ tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa. Chỉ vừa thoạt nhìn thôi, nhà thơ đã xúc động rồi, và ngay lập tức, nhà thơ định danh cho cuộc chia ly ấy: Đó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ/ tươi như cánh nhạn lai hồng! Rồi, như một ống kính máy quay, cái nhìn của nhà thơ bỗng "Zoom" vào cận cảnh: Chiếc áo đỏ rực như than lửa Cháy không nguôi trước cảnh chia ly Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy rồi vào đặc tả: Không che được nước mắt cô đã chảy Những giọt long lanh, nóng bỏng, sáng ngời Và, vì là nhà thơ nên ông có ngay một lời bình về những giọt nước mắt kia, những giọt nước mắt như những hạt ngọc đang "chảy trên bình minh hé giữa làn môi/ Và rạng đông đang hừng trên nét mặt/ Một rạng đông với màu hồng ngọc". Ống kính máy quay của nhà thơ vẫn hướng theo họ với một cú "lia" toàn cảnh và thấy: Cây si xanh gọi họ đến ngồi Trong bóng rợp của mình... Họ ngồi dưới bóng rợp của cây si để nói với nhau chuyện gì thì nhà thơ không biết. Vì vậy, bằng vào cảm xúc của mình, ông tưởng tượng câu chuyện hai người đang nói với nhau và đinh ninh rằng nhất định là họ đang nói tới ngày mai : Ngày mai sẽ là ngày sum họp Đã tỏa sáng những tâm hồn cao đẹp Ống kính lơ đãng chiếu lên vòm cây và thấy "Nắng vẫn còn ngời trên những mắt lá si" nhưng "người chồng ấy đã ra đi..." Khi ống kính quay trở lại, người thiếu phụ chỉ còn lại một mình trong vườn hoa và nhà thơ nghe phảng phất đâu đây trong tiếng gió: Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ Gió nói, tôi nghe những tiếng thì thào "Khi Tổ quốc cần họ biết sống xa nhau!" Tới đây, cuốn phim của nhà thơ đã hết. Nhưng là người "quay phim", nhà thơ phải viết tiếp lời bình cho cuốn phim hoàn chỉnh. Và nhà thơ đã bình những hình ảnh kia thấm thía đến tuyệt vời: Nhưng tôi biết cái màu đỏ ấy Cái màu đỏ như (cái) màu đỏ ấy Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người Sẽ là ánh lửa hồng bên bếp Một làng xa giữa đêm gió rét... Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi Như không hề có cuộc chia ly!... Như vậy, bài thơ là một cuốn phim tài liệu (hay phóng sự?) và những lời bình. Cái vẻ tưng tửng khách quan này làm lòng người rướm máu, nhưng cũng làm chợt thức một ý chí kiên cường! Cả bài thơ là một bức tranh theo trường phái ấn tượng, đầy màu sắc, tràn ngập màu sắc, với một gam màu nóng, rực rỡ đến chói gắt. Bạn yêu thơ, bạn hãy tính xem, có bao nhiêu màu sắc trong bài thơ này? Ở phương diện ấy, Nguyễn Mỹ chính là một họa sĩ, họa sĩ của ngôn từ! Tôi mong muốn biết bao, các họa sĩ của chúng ta, hãy vẽ một bức tranh với chủ đề Cuộc chia ly màu đỏ. Vậy, cái tài tình của bài thơ chính là trong thơ có họa, trong thơ có phim, trong thơ có truyện, và trong thơ là... thơ! Và Nguyễn Mỹ - với tư cách chiến sĩ - đã lấy máu của chính mình để bảo hiểm cho những dòng thơ ấy. Hà Nội, 3-2005 Nguồn: Báo Nhân Dân |
|
![]() |
|
Cuti
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 16 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 238 |
![]() ![]() ![]() |
Mẹ ốm Cánh màn khép lỏng cả ngày Khắp người đau buốt, nóng ran Sáng nay trời đổ mưa rào Mẹ vui con có quản gì Vì con, mẹ khổ đủ điều Rồi ra đọc sách, cấy cày Trần Đăng Khoa Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm bằng hình ảnh so sánh: Thường ngày mẹ hay ăn trầu, đôi má lúc nào cũng đỏ hồng lên. Thế mà hôm nay mọi cảnh vật trong nhà thật buồn bã. Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên “Truyện Kiều gấp lại trên đầu...”. Mẹ vốn là người lam làm tần tảo. Khi mẹ ốm thì “Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả đã cảm nhận được và thể hiện qua hình ảnh: “Nắng mưa từ những ngày xưa Tác giả - một em thiếu niên 10 tuổi đã liên tưởng từ hình ảnh “nắng mưa” mà thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự “đau buốt, nóng ran” khi bị ốm. Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người: “Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm. Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ - em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được: “Cả đời đi gió, đi sương Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Khoa còn hiểu được qua thành ngữ “đi gió đi sương” là nói lên được sự vất vả gian khổ, lao động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sớm tối lặn lội. Cảm nhận được như vậy, chứng tỏ tác giả rất yêu thương mẹ, muốn làm tất cả những gì để mẹ vui lòng mà chóng khỏi ốm: “Mẹ vui con có quản gì Khoa còn làm được cả những việc vượt ngoài khả năng mà trước đây bản thân chưa làm được: “Một mình con sắm cả ba vai chèo” - một em thiếu niên thật là ngoan ngoãn, có thể lúc trước còn nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh mẹ nhưng bây giờ mẹ ốm đã biết thể hiện sự hiếu thảo của mình qua sự chăm sóc mẹ. Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt của mẹ, Khoa rất cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ: “Vì con mẹ khổ đủ điều Vì vậy mà trong lòng của nhà thơ lúc nào cũng ước: “Con mong mẹ khoẻ dần dần Thật cảm động biết bao trước tình cảm đẹp đẽ của một người con - một cậu bé chưa đầy 10 tuổi trước cảnh “Mẹ ốm”. Bài thơ còn hay ở câu kết mà tác giả đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn vô hạn của những đứa con với các bà mẹ: “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con”. Phải chăng đó cũng là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ: Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ chính là Tổ quốc của riêng con ! Trần Thị Thành (báo Bắc Giang). |
|
Ta luôn khiêm tốn nói rằng: Ta là vô đối
|
|
![]() |
|
Hangnga
Guest ![]() ![]() Gia nhập: 30 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 83 |
![]() ![]() ![]() |
Ảo ảnh Tình yêu, một tình cảm làm dịu mát tâm hồn con người nhưng cũng làm vỡ vụn bao trái tim của những kẻ tình si. Dù là mật ngọt hay đắng cay, hạnh phúc hay đau khổ, bao đời nay, con người vẫn tự nguyện đến với tình yêu, sống trong tình yêu, hạnh phúc trong tình yêu và rồi đau khổ tột cùng trong tình yêu. Nhưng trong tột cùng nỗi đau ấy, tình yêu vẫn mãi ngự trị trong ta, da diết, nồng say. Ảo ảnh của Đinh Thu Hiền dẫn dắt ta vào bến bờ của một tình yêu da diết, nồng say, vào tận cùng ngõ ngách của một trái tim thổn thức vì yêu. |
|
![]() |
|
Hangnga
Guest ![]() ![]() Gia nhập: 30 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 83 |
![]() ![]() ![]() |
Hương thầm
(Phan Thị Thanh Nhàn) Cửa sổ hai nhà cuối phố Chẳng hiểu vì sao không khép bao giờ Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương đưa Giấu một chùm hoa trong chiếc khăn tay Cô gái ngập ngừng sang nhà hàng xóm Bên ấy có người ngày mai ra trận Bên ấy có người ngày mai đi xa Họ ngồi im chẳng biết nói chi Mắt chợt tìm nhau rồi lại quay đi Nào ai đã một lần dám nói! Hoa bưởi thơm cho lòng bối rối Anh chẳng dám xin, cô gái chẳng dám trao Chỉ mùi hương đầm ấm, thanh tao Không giấu được cứ bay dịu nhẹ Cô gái như chùm hoa lặng lẽ Nhờ hương thầm nói hộ tình yêu Anh vô tình, anh chẳng biết điều! Tôi đã đến với anh rồi đấy… Và theo từng hơi thở của anh Hương thơm ấy thấm sâu vào lồng ngực Anh lên đường hương sẽ theo đi khắp Họ chia tay, vẫn chẳng nói điều chi Mà hương thầm theo mãi bước người đi. Cảm nhận bài thơ "HƯƠNG THẦM" của Phan Thị Thanh Nhàn! Họ im lặng mặc cho kim thời gian cứ lơ đãng quay. Cái sự im lặng đến cháy lòng ấy, mấy ai từng yêu mới hiểu hết về nó. Sự vụng về, ngượng ngập của tình yêu đầu đã không thể bật lên một lời nói, dù là một lời rất khẽ. Để những ánh nhìn càng thêm bối rối,bối rối nhìn rồi lại bối rối quay đi.Bối rối cả hương bưởi ngạt ngào! Nhành hoa bưởi đã hái rồi mà cô gái chẳng dám trao. Nàng không trao vì gai bưởi vướng vào chiếc khăn tay xinh xắn, hay sự lỗi nhịp của trái tim lần đầu rung động?Chẳng biết! Ta chẳng biết, và chàng trai cũng chẳng biết nên không dám xin. Phùng Thanh Lài |
|
![]() |
|
Hangnga
Guest ![]() ![]() Gia nhập: 30 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 83 |
![]() ![]() ![]() |
Lạc anh Phố xuân lạc mất anh rồi Tự nhiên đứng lại giữa trời, một em Dặn rồi! Thành thị đông chen Ngã năm ngã bảy rối ren nẻo đường Dặn rồi! Xuân lắm sắc hương Thoáng theo tà áo… là vương mất người Dặn rồi! Xểnh mấy phút thôi Mà anh biến hút chân trời bóng chim… Em về Buồn giữa lặng im Mặc gương chiếu hậu dõi tìm bóng anh. ------------------------------------------------------------------------------- Bài thơ "Lạc anh" ngắn, chỉ gồm 5 câu lục bát, ghi lại nỗi buồn tiếc của người phụ nữ khi để lạc mất người thương. Không dềnh dàng kể lể, Nguyễn Thị Mai đi thẳng vào cái không gian để lạc mất anh: Phố xuân lạc mất anh rồi Chốn phồn hoa đô hội với bao nhiêu là cám dỗ phiền hà rất có thể khiến anh lạc bước, nên em phải dặn. |
|
![]() |
|
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
KHOẢNG CÁCH Những song cửa sổ màu xanh Chia bầu trời thành nhiều khoảng Năm tháng Để giữa chúng mình có một khoảng thôi Mà sao xa đến vút vời Cái khoảng cách khi tình yêu không còn nữa Em bết lắm Với Anh, Em không còn một nửa Không là sân ga cho bến đỗ cuộc đời Ừ thì phôi pha Cứ thanh thản đi anh Có hề gì ngại ngần mà mỗi lần gặp lại Để Em phải cười Phải ngụy trang mình mãi Xin anh Biển đã yên lặng Đừng gọi sóng về Những song cửa sổ màu xanh Phan Khánh Thi Đây là một bài thơ nói về kỷ niệm của tình yêu tuy nhiên tình yêu trong bài thơ này được gợi nhớ rất lạ " Những song cửa sổ màu xanh Chia bầu trời thành nhiều khoảng Năm tháng Để giữa chúng mình có một khoảng thôi Mà sao xa đến vút vời Cái khoảng cách khi tình yêu không còn nữa" trong đôi mắt của người đang yêu, sự gợi nhớ kỉ niệm bắt đầu từ song cửa màu xanh vô trị, ở đây người đang yêu không nhìn sự vật bằng đôi mắt thật mà bằng sự nhật cảm của mình chính vì thế có sự so sánh liên tưởng độc đáo : những song cửa sổ vô tình chia bầu trời thành nhiều khoảng, đồng thời cũng là vật cản để 2 người không đến được với nhau, cái khoảng cách ấy tưởng chừng như ngắn 1 gang thôi ấy vậy mà xa đến vút vời, điều đơn giản tạo ra khoảng cách ấy là tình yêu không còn nữa, nhưng khi đọc những câu thơ ấy ta lại thấy như một lời trách cứ, một sự hụt hẫng đau đớn khi phải đối diện với sự thật Em biết lắm Với Anh, Em không là một nửa Không là sân ga cho bến đỗ cuộc đời Rõ ràng người con gái đã kỳ vọng bao nhiêu vào tình yêu của mình, đã nhớ về những kỷ niệm đẹp ngày xưa. Quá khứ và hiện tại trong ý thức của người con gái bị chia cắt bởi " không " đúng hơn là chữ mất bởi cô từng có người đàn ông của riêng mình, mình yêu, có nhiều suy nghĩ về hạnh phúc về đoạn kết cho tình yêu của mình Những câu thơ đau đáu niềm hạnh phúc bị tan vỡ, bõng được chuyển một cách một cách đột ngột, lạnh lùng Ừ thì phôi phai Cứ thanh thản đi anh Có hề gì mà ngại ngần mỗi lần gặp lại Để Em phải cười Phải ngụy trang mình mãi Phải có sự vị tha thì mới nói được những lời như thế. Ai cũng hình dung được tình yêu của người con gái không đơn giản là sự không có, mất còn mà là sự phản bội. Sự phản bội làm cho người đàn ông trở nên hèn nhát, tầm thường, trở nên nhỏ bé khi đối diện với người con gái luôn xem trọng tình yêu của mình. Và cũng để cho người ta được thanh thản, nhẹ nhàng người con gái luôn phải tỏ ra bình thường mặc dù ẩn đằng sau nét mặt cử chỉ ấy là cơn bão tố của tâm hồn Ta thấy người đàn ông đang bị cắn rứt, giày xéo khi nhận ra lỗi lầm cảu mình, còn người con giá luôn tâm niệm là chuyện đã qua là kỷ niệm mặc dù đoạn kết không được như mong muốn Xin Anh Biển đã lặng yên Đừng gọi sóng về Những đau đớn mất còn rồi sẽ được thời gian chữa lành, hãy để những gì đã qua là kỉ niệm đẹp, cũng như em nhìn bầu trời kia qua cửa sổ là màu xanh chứ không phải là u ám Bài thơ chứa đựng một cái nhìn sâu lắng về tình yêu tan vỡ, nhưng rất vị tha của người con gái |
|
![]() |
|
![]() |
|
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
Buổi trưa không ngủ lại tặng mọi người bài thơ tiếp , bài này em rất thích, có người đàn ông nào đủ sự nhẹ nhàng và tinh tế, bao dung như nhận vật trong thơ không nhỉ?
KHÚC RU CHIỀU Em đừng buồn những lúc chiều đi Đừng như lá dỗi hờn chao chát rụng Đừng ngơ ngác, hoang mang như nắng Vẫn còn anh phía cuối con đường Anh chẳng dám mong mình như đại dương Của ngày xưa em dào dạt sóng Nhưng dẫu khiêm nhường anh xin làm muối trắng Cho mặn mòi lại giấc mơ em Đàm Huy Đông Bài thơ này còn 4 câu thơ nữa nhưng vì không thích em đã bỏ qua. Mở đầu bài thơ toàn những lời an ủi nếu không có câu thơ thứ 4 thì em " người con gái " trong thơ cũng chưa dám tin " Vẫn còn anh phía cuối con đường " chính câu khẳng định này đã tạo ra sự tin cậy cho " Em" nhất là khi " Anh " đã dùng mệnh lệnh thức hơi nhiều mà "Em " thì còn " ngơ ngác hoang mang như nắng " . Chắc có người sẽ thắc mắc " nắng mà cũng hoang mang ư ?" Vâng bởi vì nắng cũng đã từng yêu, từng thất tình .Nhưng khi anh nói " Vẫn còn anh phía cuối con đường " thì '' Em " phải tin thôi dẫu em chưa hẳn đã " cùng đường " . Những câu thơ tiếp theo cho thấy " Em " giờ đây không phải là mối tình đầu . Em đã từng " dào dạt sóng " ở biển tình nào trước đó nhưng có lẽ biển đã mất hay cạn hay chết mất rồi . Em có thể tin vào Anh được chứ vì Anh rất khiêm nhường " Anh chẳng dám mong mình như đại dương " Anh không ví mình với cái gì đó to tác, ấn tượng hơn với Em mà Anh chỉ xin " làm muối trắng " một thứ thật bình thường , hạt muối trắng thật thà " Cho mặn mòi lại giấc mơ Em " . Chắc Anh phải yêu Em nhiều lắm nên mới thối lên được lời đó mà không cảm thấy lòng mình như muối xát . Khúc ru chiều nghe êm ái như vậy nhưng thực ra trong lòng người ru có ngổn ngang trăm mối ? . Một tình yêu không đơn giản . Những câu thơ không phơi phới dễ dãi. Điều này liệu có được Em đón nhận đầy đủ....? |
|
![]() |
|
![]() |
|
Hoangtube
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 950 |
![]() ![]() ![]() |
THÊM MỘT ( Trần Hòa Bình)
Thêm một chiếc lá rụng Thế là thành mùa thu Thêm một tiếng chim gù Thành ban mai tinh khiết
Dĩ nhiên là tôi biết Thêm một - lắm điều hay Nhưng mà tôi cũng biết Thêm một phiền toái thay
Thêm một lời dại dột Tức thì em bỏ đi Nhưng thêm chút lầm lì Thế nào em cũng khóc
Thêm một người thứ ba Chuyện tình đâm dang dở Cứ thêm một lời hứa Lại một lần khả nghi
Nhận thêm một thiệp cưới Thấy mình lẻ loi hơn Thêm một đêm trăng tròn Lại thấy mình đang khuyết
Dĩ nhiên là tôi biết Thêm một lắm điều hay. Trần Hòa Bình - Một chiếc lá còn xanh nhựa sống đã sớm rụng về cội để lại cho bao người một nỗi thương nhớ khôn nguôi. Anh mất vì bị tai biến khi mới 53 tuổi. Trần Hòa Bình là một người đa tài ở nhiều phương diện: Làm thơ, viết truyện, vẽ tranh, viết báo, giảng dạy. Riêng về thơ người ta vẫn thường gắn liền tên anh với bài thơ Thêm một. Bài thơ được viết năm 1985 khi Trần Hòa Bình còn là giảng viên ở trường Đại học Sư phạm II Xuân Hòa. Bài thơ được khởi nguồn bởi chiếc lá vàng rơi chạm đúng vào đầu khi anh đang đi. Tâm hồn thơ nhạy cảm được chiếc lá vàng đánh thức sớm nhận ra mùa thu đã đến với bầu trơì cao xanh vời vợi, gió nắng xôn xao...ý thơ tự nhiên xuất hiện dung dị như một lời nhận xét: Thêm một chiếc lá rụng - Thế là thành muà thu. Từ một hiện tượng ngẫu nhiên bắt gặp anh mở rộng trường liên tưởng : Thêm một tiếng chim gù - Thành ban mai tinh khiết. Câu thơ đầy ắp âm thanh, tràn ngập ánh sáng tinh khôi của sự sống... Hai câu thơ mở ra cả một trường liên tưởng rộng lớn cho người đọc với bao điều thêm một khác nữa thật thú vị... để rồi anh tự kết: Dĩ nhiên là tôi biết - Thêm một lắm điều hay. Có thắm thì có phai, có nở thì có tàn, như ánh sáng thường đi liền với bóng tối... quy luật tạo hóa, quy luật cuộc đời là thế nên cũng chẳng là quá bất ngờ khi nhà thơ chuyển ý: Nhưng mà tôi cũng biết - Thêm một phiền toái thay và như để minh chứng nhà thơ đưa ra một loạt hiện tượng trong cuộc sống vừa mang tính chất riêng tư vừa chạm được tới muôn điệu tâm hồn vì vậy mang tầm khái quát, phổ biến sâu sắc: Thêm một lời dại dột - Tức thì em bỏ đi - Nhưng thêm chút lầm lì - Thế nào em cũng khóc - Thêm một người thứ ba - Chuyện tình đâm dang dở - Cứ thêm một lời hứa - Lại một lần khả nghi- Nhận thêm một thiệp cưới - Thấy mình lẻ loi hơn- Thêm một đêm trăng tròn- Laị thấy mình đang khuyết Thung thăng và triền miên với những thêm một, nhà thơ đã "bê" cả sự sống với muôn vạn sắc mầu, với muôn nghìn biến thái vào trong những ngôn từ " Dĩ tự nhiên chi vi mỹ" (ngôn từ đẹp một vẻ tự nhiên), người ta thấy đủ cả: Hay, dở, yêu thương, giận hờn, dang dở, nghi ngờ, hạnh phúc, cô đơn, tròn đầy, thiếu khuyết và viên mãn. Những câu thơ như một lời chiêm nghiệm chân thành từ cuộc sống với sự cảm nhận tinh tế, cách diễn đạt giản dị mà hàm súc mang tầm khái quát đã khẳng định tài thơ của Trần Hòa Bình. Bài thơ kết nhưng ý thơ không hết: Dĩ nhiên là tôi biết - Thêm một lắm điều hay. Ph.L |
|
![]() |
|
![]() |
|
phong tran
Newbie ![]() Gia nhập: 11 Feb 2011 Đến từ: Vietnam Trạng thái Online: Offline Bài viết: 15 |
![]() ![]() ![]() |
Kh«ng bao giê qu¸ muén ®Ó häc vµ ®Ó yªu.
Con đường Sửa bởi phong tran - 06 Nov 2011 lúc 10:07pm |
|
![]() |
|
Hangnga
Guest ![]() ![]() Gia nhập: 30 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 83 |
![]() ![]() ![]() |
Để Gió Cuốn Đi
Trịnh Công Sơn Sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi Gió cuốn đi cho mây qua dòng sông Ngày vừa lên hay đêm xuống mênh mông Ôi trái tim đang bay theo thời gian Làm chiếc bóng đi rao lời dối gian Những khi chiều tới cần có một tiếng cười Để ngậm ngùi theo lá bay Rồi nước cuốn trôi, rồi nước cuốn trôi Hãy nghiêng đời xuống nhìn hết một mối tình Chỉ lặng nhìn không nói năng Để buốt trái tim, để buốt trái tim Trong trái tim con chim đau nằm yên Ngủ dài lâu mang theo vết thương sâu Một sớm mai chim bay đi triền miên Và tiếng hót vang trong trời gió lên Hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người Còn cuộc đời ta cứ vui Dù vắng bóng ai, dù vắng bóng ai Hãy yêu, dù cho gió sẽ cuốn đi tất cả
“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng Để làm gì em biết không ? Để gió cuốn đi, để gió cuốn đi...” Ai trong chúng ta cũng đều có một tấm lòng, một tấm lòng nhân hậu thật sự. Bạn rơi nước mắt khi thấy các hoàn cảnh bất hạnh. Tôi nhoi nhói nơi tim lúc chứng kiến những tai nạn thương tâm. Và chúng ta, luôn ghi nhớ lời dạy của cô thầy năm xưa: “ở hiền thì sẽ gặp lành nghe con”, cố gắng đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cộng đồng chung quanh mình. Rồi đêm về, nằm hân hoan, một sự hân hoan thầm kín trong tâm hồn, hân hoan vì đã và đang làm việc tốt. Nhưng đó là giai đoạn đầu đời. Càng bước sâu vào cuộc sống, tôi càng cảm thấy lung lay ý nguyện “người tốt việc tốt” hôm nào. Sự giả tạo, phản bội, sụp đổ cứ lấn lướt ngày qua ngày, đập tan, ném vỡ cụm từ “ở hiền gặp lành” trong tôi. Tôi không tin có vế sau, quả thật không tin... Và, phản ứng theo bản năng của một đứa trẻ người non dạ, yếu kém tinh thần, tôi “xù lông” phản ứng gay gắt với tất cả. Đôi mắt tôi giờ đây chỉ thấy sự ám hại và mỉa mai. Tôi dè chừng, hơn thua trong mọi việc. Một vỏ bọc cứng cáp, trải đời, nhưng bên trong chắc gì không phải là một sự yếu đuối? Thêm tuổi, đọc thêm sách, được thêm nhiều lời dạy dỗ, tôi lờ mờ nhận ra rằng hình như ranh giới giữa đúng-sai, trắng-đen quá hư ảo? Những gì tôi làm trong quá khứ chưa chắc đã là tốt cho người xung quanh. Những gì tôi nhận được cũng không hẳn là xấu. Tôi rơi nước mắt, thương xót cho nhận thức của mình. Một nhận thức bị suy dinh dưỡng trầm trọng, một nhận thức bị căn bệnh “tiêu cực” ngặt nghèo làm chậm phát triển... Tôi vốn ít nghe nhạc Trịnh. Là kẻ hậu bối, tôi chỉ biết và ngưỡng mộ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua những trang viết về ông, qua những câu chuyện, những giai thoại của người trong cuộc kể về người đã khuất. Nhưng tôi đặc biệt thích ca khúc Để gió cuốn đi. Tôi nghe để an ủi lòng mình: hãy sống thật “người”, sống như ngày mai ta và họ không còn nữa... Giữ vững được nhân cách trong cuộc sống thực tế không bao giờ dễ dàng. Khi cao hứng, tôi có thể ghi ra đây những dòng đầy tính nhân văn. Nhưng, biết đâu ngay hôm sau, vì đấu tranh quyền lợi-công danh, tôi lại thực hiện ngay những việc làm mình vừa chỉ trích hôm qua?... Tôi mừng vì mình đang sống trong thời đại số hóa, có thể mua một chiếc máy nghe nhạc nhỏ gọn, lưu vào bài hát yêu thích. Và sau đó? Những khi cần sẽ hòa mình vào từng lời ca da diết “...hãy yêu ngày tới dù quá mệt kiếp người, còn cuộc đời ta cứ vui...”. Hãy yêu, dù cho gió sẽ cuốn đi tất cả. |
|
![]() |
|
Hoami
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 21 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 293 |
![]() ![]() ![]() |
Tây Tiến
Sông Mã xa rồi Tây tiến ơi! Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi Mường Lát hoa về trong đêm hơi Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời! Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người Nhớ ôi Tây tiến cơm lên khói Mai Châu mùa em thơm nếp xôi Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa Tây tiến đoàn binh không mọc tóc Quân xanh màu lá dữ oai hùm Mắt trừng gửi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh Áo bào thay chiếu, anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành Tây tiến người đi không hẹn ước Đường lên thăm thẳm một chia phôi Ai lên Tây tiến mùa xuân ấy Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi. (Phù Lưu Chanh, 1948) Nét hào hoa của thanh niên Thủ đô trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng Chiến tranh đã qua đi nhưng âm vang của nó vẫn còn vang vọng trong mỗi chúng ta. Nói đến chiến tranh là nói tới khói, tới đạn bom, tới những chàng trai trẻ lên đường theo theo tiếng gọi của tiền tuyến. giữa khói lửa của chiến tranh họ vẫn không một chút bi quan thất vọng mà ngược lại họ luôn tin vào tương lai ngày mai sẽ tốt đẹp hơn.
Trong gian khổ của đạn bom giữa trận mạc, khi mà cái sống và cái chết luôn cận kề thì tâm hồn của những chàng trai thật rễ mến vần mở về những người con gái nới quê nhà. " Đêm mơ Hà nội dáng kiều thơm" phải chăng ngoài tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đồng bào, thì những cô gái duyên dáng của Hà thành luôn là động lực để họ sống và chiến đấu quên mình. Khó khăn gian lao là vậy, giữa những đèo rốc ngợp trời của núi rừng tây Bắc cũng không làm nản lòng các anh "Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm Heo hút cồn mây, súng ngửi trời Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" Những gian khổ ấy đâu có khuất phục được trái tim các anh hướng về Hà Nội - Thủ đô thân yêu, nơi ấy luôn có tình cảm cảu gia đình, bạn bè và đặc biệt là tình yêu của các cô gái mà mới ngày nào khi tiễn các anh lên đường còn rụt rè xấy hổ. "Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm" Có thể nói rằng "dáng kiều thơm" ở đây có thể là người yêu của họ nhưng cũng có thể chỉ là những cô gái học cùng lớp hay bất cứ cô gái nào mà họ cảm mến, yêu quý mà trước khi lên đường chưa dám nói ra. Trong thời gian ấy họ vẫn có những giây phút giao lưu với những người dân địa phương |
|
![]() |
|
Hoami
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 21 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 293 |
![]() ![]() ![]() |
XA LẮC MÙA THU
Thơ Trương Nam Hương Em không đến trường mùa thu năm ấy nữa Em không đến trường cả mùa thu năm sau Chiếc lá rụng xuống hoàng hôn xẹt lửa Theo mùa thu tiếc nuối chảy qua cầu Tháng năm buồn ghềnh thác vực sâu Câu thơ chở chòng chành tiếng khóc Tôi uống cạn dòng sông trong vốc tay ký ức Nghe mùa thu xa lắc ngấm vô lòng Biết em còn đến lớp với tôi không Lo phấp phổng tháng ngày trôi vội vã Nắng ký thác đời mình trên sắc lá Mới hiểu mùa thu đánh tráo tuổi xanh rồi Tôi quá tuổi học trò từ đấy em ơi Chiều nay trước cổng trường rươm rướm nước mắt Chưa kịp nhặt mùa thu vừa chạm đất Con gái tôi tan lớp giục tôi về. Đây là bài thơ đầu tiên đưa tôi đến với Trương Nam Hương. Và như một sự đồng cảm có trước, tôi mê tít. Mê luôn cả cái bút danh Trương Nam Hương ký dưới mỗi bài thơ mà tôi đọc được sau đó. Trương Nam Hương trở thành một “thi hiệu” riêng khó lẫn. Tôi mê Trương Nam Hương bởi cái giọng thơ tự nhiên như không mà ám ảnh, sâu sắc và đặc biệt là ngôn từ tuyệt đẹp. Đã là thơ thì trước hết phải đẹp. Và bài thơ đầu tiên mà tôi đọc được của thi sĩ họ Trương cũng là một thi phẩm đẹp. “Xa lắc mùa thu” đẹp từ ngoài vào trong. Dường như quay trở về quá khứ giữa muôn vàn thực tại là một mô típ quen thuộc khi đọc Trương Nam Hương. Phải chăng, ký ức của nhà thơ in hằn một mối tình tuyệt đẹp. Đẹp đến nỗi nó cứ hằn lên, nhức nhối và ám ảnh mỗi khi nhà thơ đặt bút. Thế cho nên mới có những “Sau lưng mùa hạ cũ”, “Trở lại”, “Xa lắc mùa thu”… đầy ám ảnh và day dứt. Thế Lữ từng nêu một chân lý trong tình yêu, rằng: “Đời mất vui khi đã vẹn câu thề Tình chỉ đẹp khi còn dang dở” Những mối tình đi vào văn chương dường như phần nhiều là những mối tình dang dở. Và như một cái “dớp”, những mối tình đó thường là những mối tình đẹp nhất. Đẹp cho nên mới đáng nhớ. Đẹp nên mới dang dở. Mới day dứt. Mới ám ảnh. Mới đau! Mối tình trong “Xa lắc mùa thu” đẹp không chỉ vì nó dang dở. Không hiểu sao người viết bài này cứ bị mặc định rằng đó là một mối tình đầu! Vì là mối tình đầu nên nó trong veo. Dù dang dở, nhưng nó cũng đã đủ hoàn thành cái sứ mệnh thiêng liêng cao cả của mình để “ký thác” vào ký ức chàng trai một vệt ký ức ngọt ngào không dễ gì có được lần nữa. Vì thế nên nó đẹp một vẻ đẹp sáng trong diệu kỳ. Và chỉ có thể là tình đầu, thì mối tình tưởng chừng như mơ hồ, trừu tượng trong bài thơ này mới sáng rực lên trong từng câu chữ, cùng với linh hồn thơ, cùng với bản thể bài thơ. Thì đấy! Chỉ có một “tôi”, một “em”, một “mùa thu”, một khóm lá rụng, một dòng sông (mà tôi đồ rằng, cái dòng sông trong bài thơ này cũng chỉ là một dòng – sông – ký - ức mà thôi), một lớp học, một câu thơ. Mà những đối tượng này trong bài thơ cũng chỉ mơ hồ thoáng qua chứ không hề rõ ràng gì. Lá thì rụng. Mùa thu thì xa lắc. Dòng sông thì thao thiết chảy. Lớp học thì đã tan. Câu thơ thì chở tràn trề ký ức. Ngay cả cái cách xưng hô “tôi – em” cũng đã đủ nói lên cái “xa lắc” xa lơ của mối tình này rồi. Bấy nhiêu dữ kiện mơ hồ đã được Trương Nam Hương khéo léo cài cắm, sắp đặt để làm hiển hiện một mối tình thật rõ nét. Cái sự rõ nét này chỉ có thể có được nhờ vào hai yếu tố như đã nói ở trên: Một mối tình đầu dang dở! Lại Thế Lữ: “Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy/Ngàn năm hồ dễ mấy ai quên”. Cái sự phai tàn của mùa thu đã làm phai mờ bao nhiêu sự vật, kéo tất cả vào dĩ vãng. Cái còn lại là mơn man một kỷ niệm đẹp. Đẹp mà day dứt. Day dứt nên mới đẹp. Cái mùa thu xa lắc kia, vì thế, cũng trở nên gần gũi hơn nhờ tâm trạng “lưỡng phân” của “tôi” ở cuối bài thơ. Nhé! Mùa thu thì cứ lùa những luồng ký ức ào ạt phả vào tim nhân vật trữ tình. Không nhớ nhung sao được. Không bâng khuâng “rươm rướm mắt” sao được. Nhưng cái thực tại “con gái tôi tan lớp giục tôi về” lại có sức mạnh hơn hết thảy. Vì nó không chỉ là cái hiện thực mà còn là trách nhiệm. Ký ức, dù đẹp đến mấy, cũng chỉ là ký ức mà thôi. Đấy, cái “lưỡng phân” khiến cho nhân vật trữ tình day dứt là ở chỗ ấy. Cho nên, cái mối tình đầu sáng trong và cái mùa thu xa lắc kia cũng trở nên gần gũi hơn nhờ cái day dứt rất thật này. Xa lắc mùa thu nhờ thế mà long lanh như khói sương quá khứ nhưng không hư ảo. Buồn xót xa mà không bi lụy, yếu ớt. Ám ảnh nhưng không xa rời thực tại. Cái tài của Trương Nam Hương cũng là chỗ đó. Cái mùa thu xa lắc xa lơ bỗng gần gũi, sống động với bất kỳ ai từng có một “thuở ban đầu lưu luyến”. |
|
![]() |
|
Hoami
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 21 Jul 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 293 |
![]() ![]() ![]() |
Cảm tác về bài thơ THỜI HOA ĐỎ của Nhà thơ THANH TÙNG
Tôi đến với thơ ở tuổi học trò, chỉ là một niềm say mê đọc. Hà nội thời chiến cái gì cũng khó kiếm tìm, hình như báo cũng rất hiếm. Chú tôi là giảng viên Đại học bách khoa, Khoa chủ nghĩa Mác-Lênin, cái khoa gì mà khô cứng. Ông hay sai tôi lên Lý thường Kiệt lấy giúp bản tin sáng của TTX VN và đi lấy báo giúp ông. Tôi cũng hay tìm bài thơ trên báo và tình cờ tôi đọc được bài thơ THỜI HOA ĐỎ. Báo thì không được cắt manh mún như bây giờ, tôi đã chép vào sổ tay cùng nhiều bài thơ khác, Thời hoa đỏ được chép cạnh bài thơ Puskin trên trang giấy học trò, có lẽ nó đã được gần bốn mươi năm rồi. (1972-2010) . Không một học sinh văn nào mà không thích Thời hoa đỏ, không học sinh cấp 3 nào lại không yêu Thời hoa đỏ, nhưng để "ngấm" cái tình của tác giả thì có lẽ phải lớn hơn cái tuổi học trò đó, đã ngấm cái đau của tình yêu khi ấy Thời hoa đỏ mới trở thành nước mắt. Tôi thường nghe nói, yêu gì thì điều đó "vận vào mình" có lẽ tôi đã yêu Thời hoa đỏ vì trong mối tình đầu của tôi đã chớm màu đỏ của "chia ly" và tôi đã cảm được hồn của bài thơ da diết đến thấu lòng. Dưới mùa hoa như lửa cháy khát khao Anh nắm tay em bước dọc con đường vắng Chỉ có tiếng ve sôi chẳng cho trưa hè yên tĩnh Chẳng chịu cho lòng ta yên. Tình yêu nâng đôi cánh tâm hồn bay bổng, hình ảnh "Anh nắm tay em" sao mà đẹp quá, trong cái lặng của con đường bổng trào lên niềm khao khát - đồng cảm với lòng người - hoa ở trên kia cũng nồng nàn "như lửa cháy". Vào đầu khổ thơ đã thấy một tình yêu thật lãng mạn, xao động quá. Anh mải mê về một màu mây xa Về cánh buồm bay qua ô cửa nhỏ Về cái vẻ thần kỳ của ngày xưa Em hát một câu thơ cũ “Cánh buồm” trong thơ Thanh Tùng như đôi cánh thiên thần, niềm hạnh phúc tưởng như vĩnh hằng, kỳ diệu. Nhưng báo hiệu một điều gì đó "chớm buồn" "bay qua cửa sổ" mà không đọng lại đâu đó, nó là một câu hát cũ chứ không phải câu hát thời hiện tại. Cái say mê một thời thiếu nữ Mỗi mùa hoa đỏ về Hoa như mưa rơi rơi... Cánh mỏng manh tan tác đỏ tươi Như máu ứa một thời trai trẻ Cặp từ "mỏng manh", "tan tác" ta bắt gặp sự nuối tiếc của nhà thơ đã hiện dần lên sự ngờ vực. Có lẽ "Hoa như mưa rơi rơi..." cũng nói hộ điều lo lắng ấy, khiến lòng chàng trai phải thốt lên "như ứa máu". Ký ức ngày xưa "mỗi mùa hoa đỏ về" cứ day dứt, đau đớn. Hoa như mưa rơi rơi Như tháng ngày xưa ta dại khờ Ta nhìn sâu vào mắt nhau Mà thấy lòng đau xót Tình yêu luôn "Yêu dại khờ" bởi thế nó mới dâng hết mình, lao vào cuộc tình không toan tính, tình yêu thường đi theo tiếng nói của trái tim, không có chỗ cho lý trí, đó là tình yêu đích thực. Nhà thơ đã dâng hết cho "dại khờ" để khi nhìn rõ vào mắt người yêu đã nhận ra sự thiếu vắng, sự lạnh lùng để nhận ra rằng có lẽ ta đang đánh mất điều thiêng liêng mà thấy sự hy sinh ấy lớn lao quá, xót xa quá. Trong câu thơ của em Anh không có mặt Câu hát về một thời yêu đương tha thiết Anh đâu buồn mà chỉ tiếc Em không đi hết những ngày đắm say Dòng nước mắt đã ngấm vào lòng - nhà thơ không thể kìm nén được nữa "Trong câu thơ của em anh không có mặt" để hoài niệm với câu hát ngày xưa "một thời" ta là của nhau. Buồn lắm, câu thơ cứ quặn đau và lại "thương nguời" Em không đi hết những ngày đắm say. Người đàn bà ấy có vô tình không, hay chỉ tại người thơ đã quá yêu mà không biết được đó chỉ là cái bóng mờ ảo - thoáng đến lại đi. Phải nói tác giả đã lột tả mối tình tuyệt đẹp mà bao người đàn bà khác thèm có được tâm hồn ấy. Đau đớn là vậy mà không níu kéo chỉ "tiếc" thôi. Hoa cứ rơi ồn ào như tuổi trẻ Không cho ai có thể lạnh tanh Hoa đặt vào lòng chúng ta một vệt đỏ Như vết xước của trái tim Mỗi khổ thơ là một dòng nước mắt, vết xước nào không đau, nhưng cái lớn lao hơn là họ không lụy tình, một trái tim nồng nàn đến thế, cao thượng đến thế - thốt lên lời "oán trách" mà không làm cho người đàn bà phải đau khổ, day dứt. Sau bài hát rồi em lặng im Cái lặng im rực màu hoa đỏ Anh biết mình vô nghĩa đi bên em. Sau bài hát rồi em như thể Em của thời hoa đỏ ngày xưa Sau bài hát rồi anh cũng thế Anh của thời trai trẻ ngày xưa. Trong cái im lặng kia - là trái tim trào lên uất nghẹn, sau lời thơ kia là trái tim chảy máu, sau những trải lòng người thơ có bớt đau không? nó đã liền sẹo rồi đấy nhưng không hết đau - cái đau dai dẳng, âm ỉ khiến người ta mềm lòng. Cái được nhất của Nhà thơ là sự cao thượng của lòng người. Anh không giữ nổi trái tim thì anh tha bổng cho nó bay đi, bay về phương trời hạnh phúc đích thực, còn anh - lặng im để gặm nhấm nỗi buồn. Cảm ơn tác giả Thanh Tùng đã nói hộ hàng ngàn hàng vạn trái tim "khờ dại" những trái tim không có tuổi và tình yêu không có tuổi đã mang "Thời hoa đỏ" suốt hành trình đi tìm tình yêu đích thực . Tôi có may mắn gặp anh ở tuổi 75, vẫn nồng nàn, vẫn đam mê "Thời hoa đỏ" như tuổi trẻ đắm say một tình yêu đẹp. Anh Hiện đang công tác tại tuần san Kiến Thức Gia Đình. Chúc nhà thơ luôn đồng hành là cảm hứng cho những người yêu thơ. Chúc anh có nhiều sức khỏe và hạnh phúc với những thăng trầm cuộc đời. Và cống hiến nhiều tác phẩm hay cho độc giả yêu mến nhà thơ Thanh Tùng. Phạm Thị Mai Khoa |
|
![]() |
|
Hieutri
Senior Member ![]() ![]() Gia nhập: 11 May 2010 Trạng thái Online: Offline Bài viết: 410 |
![]() ![]() ![]() |
Bài thơ Ánh trăng Nguyễn Duy
Không biết tự bao giờ trăng đã trở thành nàng thơ, thành người bạn tri âm tri kỉ của biết bao tâm hồn thi sĩ . Với ánh sáng huyền diệu, với chu kì tròn khuyết lạ lùng, trăng đã gợi cho các thi nhân cổ kim nhiều thi tứ. Trong miền thơ mênh mang ấy, “Ánh trăng ”của Nguyễn Duy như một lời tâm sự chân thành, đã neo lại trong tâm hồn người đọc những tâm trạng riêng, những suy ngẫm riêng giàu trăn trở . Nguồn Văn Học |
|
![]() |
|
![]() |
|
<< Trước Trang of 32 Tiếp >> |
![]() ![]() |
||
Chuyển nhanh đến |
Bạn không thể tạo đề tài mới Bạn không thể trả lời bài viết Bạn không thể xoá bài viết bạn đã gưi Bạn không thể sửa bài viết bạn đã gửi Bạn không thể tạo bình chọn Bạn không thể bình chọn |